Sở hữu trí tuệ tạo động lực cho hoạt động sáng tạo


(CHG) Với quan điểm đổi mới sáng tạo, lấy sở hữu trí tuệ là nền tảng và doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống, Chính phủ đã ban hành Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, khuyến khích các hoạt động đầu tư về sở hữu trí tuệ, tìm kiếm, khai thác sáng chế phát triển công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.


Sản phẩm được gia tăng khi áp dụng sở hữu trí tuệ để xuất khẩu. 
Sở hữu trí tuệ trong việc gia tăng giá trị sản phẩm OCOP
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế nông thôn đang được triển khai rộng khắp cả nước. Các sản phẩm đạt chuẩn OCOP đồng thời được bảo hộ sở hữu trí tuệ sẽ càng được nâng tầm về giá trị và thương hiệu, tiếp cận tốt hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Việc đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP được thực hiện theo bộ tiêu chí quốc gia thống nhất theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg, và Quyết định số 781/QĐ-TTg với 3 phần trọng tâm của bộ tiêu chí là sản phẩm và sức mạnh cộng đồng, khả năng tiếp thị và chất lượng sản phẩm. Những sản phẩm đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ (bao gồm cả nhãn hiệu thương mại và nhãn hiệu cộng đồng – chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận) sẽ có khả năng đáp ứng được nhiều tiêu chí trong phân hạng sản phẩm OCOP. 
Nhận thức được tầm quan trọng của bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm OCOP, chương trình phát triển tài sản trí tuệ Quốc gia đã đặt mục tiêu đến năm 2030 ít nhất 60% sản phẩm OCOP được bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Hà Nội là địa phương có nhiều sản phẩm tiềm năng để khai thác và phát triển tài sản trí tuệ trong nông nghiệp, nông thôn. Năm 2020, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã tham mưu UBND TP. Hà Nội cho phép sử dụng 14 địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể và 1 địa danh đăng ký nhãn hiệu chứng nhận. Sở cũng đã tư vấn, hướng dẫn được 31 tổ chức, cá nhân hoàn thành thủ tục bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (25 đơn nhãn hiệu, 6 đơn sáng chế, 1 đơn giải pháp hữu ích và 8 đơn kiểu dáng công nghiệp).
Hằng năm, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp tổ chức kiểm tra về ghi nhãn hàng hoá, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đặc biệt là các nội dung liên quan đến sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm; Kết hợp tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và hướng dẫn các chủ thể sản xuất kinh doanh ở nông thôn về các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm tham gia phân hạng OCOP.

Trong Chương trình OCOP của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Quảng Bình đã nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, hướng dẫn năng lực bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với các tập thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh; Hướng dẫn doanh nghiệp tạo dựng và khai thác hiệu quả các chỉ dẫn thương mại cho sản phẩm dịch vụ của mình; Hỗ trợ đăng ký bảo hộ các chỉ dẫn địa lý tiềm năng, đặc biệt là đối với các sản phẩm OCOP.
Ông Trần Quốc Việt, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình cho hay, chương trình OCOP tỉnh Quảng Bình và Chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh khi kết hợp với việc đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ nâng cao được giá trị nhãn hiệu hàng hoá, xây dựng thương hiệu các sản phẩm đặc sản địa phương tỉnh Quảng Bình.
Đến nay, chương trình OCOP của tỉnh Quảng Bình đã cấp chứng nhận cho nhiều loại sản phẩm thuộc các nhóm sản phẩm khác nhau, điển hình là các nhóm thực phẩm (74 sản phẩm trong đó có 4 sản phẩm 4 sao: Trà nấm linh chi Tuấn Linh, cá bờm trắng, cao thìa canh Thanh Bình, nước mắm truyền thống Ngọc Biển), đồ uống (11 sản phẩm, trong đó có 3 sản phẩm 3 sao là rượu Võ Xá, rượu sim Xuân Hưng, rượu sim Hùng Nhung), thảo dược (8 sản phẩm, trong đó có 3 sản phẩm 3 sao là tinh dầu sả Lộc Phúc, tinh dầu sả Như Oanh, tinh dầu tràm Giáo Vượng), thủ công mỹ nghệ (11 sản phẩm, trong đó có 1 sản phẩm 4 sao là đũa gỗ Quảng Thủy), dịch vụ (14 sản phẩm). 
Những sản phẩm OCOP này đã đăng ký nhãn hiệu và giới thiệu ra thị trường tiêu dùng trong nước, dần khẳng định chất lượng các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình.
Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Bình cho biết, việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ giúp đảm bảo cho cá nhân, doanh nghiệp có thể khai thác giá trị kinh tế bền vững và đúng pháp luật. 
Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Bình cũng hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xác lập, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và lồng ghép các hoạt động sở hữu trí tuệ vào các nhiệm vụ, kế hoạch phát triển của từng địa phương, từng ngành, lĩnh vực và từng sản phẩm; nâng cao nhận thức của cộng đồng trong tạo lập, bảo vệ và khai thác tài sản trí tuệ, tăng sức cạnh tranh và giá trị sản phẩm; trước mắt, đẩy mạnh đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm tiềm năng, sản phẩm chủ lực, đặc thù của địa phương, sản phẩm gắn với Chương trình OCOP hoặc biểu tượng chỉ dẫn địa lý.
Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm OCOP có thể hỗ trợ hiệu quả cho việc quảng bá, giới thiệu, tiếp thị sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Một sản phẩm cạnh tranh được gắn các công cụ cạnh tranh như thương hiệu, bao bì, kỹ thuật được pháp luật bảo hộ sẽ cung cấp cho chủ sở hữu các phương án quản lý, kinh doanh hiệu quả, tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm, cũng như tạo một mức độ độc quyền nhất định.  
Do đó, cần nâng cao hơn nữa chất lượng các sản phẩm địa phương, phát huy vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc tăng giá trị sản phẩm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Các sản phẩm OCOP được quảng bá ngày càng rộng rãi tới người dân.
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là một chủ trương lớn được các cấp lãnh đạo của Việt Nam quan tâm chỉ đạo sát sao. Điều này thể hiện ở các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ và cụ thể hoá bằng nhiệm vụ xác định trong các chương trình, kế hoạch hành động của các Bộ, ngành và địa phương. Trong đó có Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng đến năm 2030”.
Theo đó, tới năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn và rộng khắp.
Ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hợp tác quốc tế hiện nay, phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là yêu cầu cấp thiết. 
Tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng nêu rõ, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong những đột phá chiến lược, là cơ sở quan trọng để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh từ đó thúc đẩy đất nước phát triển năng động và bền vững.
Trong những năm qua, giữa làn sóng đổi mới sáng tạo diễn ra tại khắp các lĩnh vực, phong trào, vấn đề “sở hữu trí tuệ” luôn được đặt ra với ý nghĩa là chìa khoá quan trọng mở ra cơ hội thời kỳ mới. 
Với chức năng của mình, Cục Sở hữu trí tuệ có đủ năng lực chuyên môn và đội ngũ cán bộ để hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể có liên quan hiểu đúng quy định và hành động đúng thời điểm.

Thời gian tới, khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội thông qua, thực hiện phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai xây dựng các văn bản quy định chi tiết Luật (Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Khoa học và Công nghệ).
Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và hoàn thiện Hồ sơ dự thảo Nghị định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ trình Chính phủ xem xét, thông qua. Hồ sơ dự thảo Nghị định thay thế đã được trình Chính phủ theo kế hoạch, và hiện nay đang được chỉnh lý, hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ.
Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã khẩn trương xây dựng Hồ sơ dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN nhằm hoàn thiện khung pháp luật về sở hữu trí tuệ. Hồ sơ dự thảo Thông tư đang được tiến hành thẩm định và sẽ được ban hành trong thời gian sớm nhất sau khi Nghị định thay thế được thông qua để kịp thời hướng dẫn tổ chức, cá nhân trong các thủ tục liên quan đến xác lập quyền sở hữu trí tuệ.
Ngoài ra, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các hội thảo, toạ đàm nhằm tuyên truyền, phổ biến các quy định mới của Luật.
Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Nguyễn Văn Bảy khuyến nghị: “Các doanh nghiệp nên tận dụng ưu thế và quyền sở hữu trí tuệ để góp phần tạo dựng giá trị thương hiệu, đẩy mạnh thực hiện hoạt động thương mại và tăng trưởng doanh thu. Ưu thế thu được từ quyền sở hữu trí tuệ sẽ trở thành động lực để doanh nghiệp và nhà đầu tư an tâm, đầu tư nguồn lực tài chính vào hoạt động đổi mới sáng tạo cho các chu kỳ phát triển tiếp theo”.
Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 ban hành theo Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 28/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ cũng đề ra một trong các nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thực hiện các mục tiêu chiến lược đó là hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội.
Văn hóa sở hữu trí tuệ có thể được sử dụng như một công cụ mạnh mẽ để giải quyết nhiều vấn đề trong xã hội, chỉ khi đã được nhìn nhận một cách toàn diện trên nhiều khía cạnh, được thiết lập cân bằng và nuôi dưỡng một cách phù hợp. Văn hóa sở hữu trí tuệ ở đây chủ yếu là đề cập đến nhận thức, thái độ, lòng tin, quan niệm của con người đối với các vấn đề sở hữu trí tuệ và cách thức hành vi xử thế liên quan đến các vấn đề sở hữu trí tuệ. Đây cũng là động lực thúc đẩy hoạt động sáng tạo của các doanh nghiệp, nhằm thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0./.
Còn lại: 1000 ký tự
“Cơn bão” sáng tạo đổ bộ Hà Nội- hơn 3 vạn người hào hứng khám phá Lễ hội hot nhất trong năm​

(CHG) Diễn ra trong 9 ngày (từ 09/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.

Xem chi tiết
TP. Hồ Chí Minh: Thu hút gần 90.000 lượt khách đến với “Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024”

(CHG) Diễn ra từ ngày 06- 10/11/2024, “Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024” tổ chức tại Công viên Văn hoá Lê Thị Riêng, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh đã thu hút gần 90.000 lượt khách tham quan và mua sắm.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
Truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm”- Sức mạnh nội lực của ngành Than

(CHG) Ngành Than là ngành công nghiệp đầu tiên của đất nước ta với lịch sử 184 năm khai thác. Trên hành trình phát triển, ngành Than và Vùng mỏ Quảng Ninh luôn phát huy sức mạnh nội lực “Kỷ luật và Đồng tâm”. Đây được coi là biểu tượng sức mạnh đoàn kết, tinh thần “thép” giúp lớp lớp thợ mỏ tiếp tục phát huy, kết hợp với sức mạnh thời đại để vượt qua mọi khó khăn, đưa ngành Than phát triển mạnh mẽ.

Xem chi tiết
Cơ khí TKV với các hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ

(CHG) Trong suốt quá trình phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), ngành cơ khí giữ khâu sản xuất quan trọng chuyên chế tạo, cung cấp, sửa chữa thiết bị, vật dụng phục vụ công tác đào lò, khai thác, vận tải khoáng sản. Từ đầu năm 2024 đến nay, cơ khí TKV đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, giữ vững đà tăng trưởng ấn tượng.

Xem chi tiết
2
2
2
3