Tăng cường hợp tác đa phương để quảng bá sản phẩm Việt trên trường quốc tế


(CHG) Trong bối cảnh hợp tác đa phương, song phương, xúc tiến thương mại là công cụ thúc đẩy hoạt động thương mại, tạo động lực để các doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn đầu tư vào thương hiệu, khẳng định chất lượng và giá trị hàng hóa của Việt trên trường quốc tế.
Xúc tiến thương mại (XTTM) chính là cầu nối giúp các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội kinh doanh, đối tác đầu tư, quảng bá sản phẩm, thương hiệu đến người tiêu dùng trong và ngoài nước. Thời gian qua, tuy thể chế pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này khá đầy đủ, song vẫn bộc lộ một số bất cập nhất định, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân. Vì vậy, việc thiết lập hành lang pháp lý hoàn chỉnh về XTTM chính là nền tảng quan trọng để các doanh nghiệp Việt Nam phát huy nội lực, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, XTTM ngày càng khẳng định là công cụ quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động thương mại, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Theo Báo cáo của Bộ Công thương, tính chung 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,31 tỷ USD.
Các hoạt động XTTM được thúc đẩy nhằm hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tận dụng tốt nhất cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu và tiêu thụ hàng hóa, với định hướng chính là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, chú trọng khai thác các thị trường mới ở Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ... song song với các thị trường truyền thống; tăng cường tận dụng và khai thác cơ hội từ các thị trường FTA; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại liên kết vùng, miền nhằm mang tính bền vững, cân bằng hơn, bảo đảm thị trường ổn định, lâu dài cho hoạt động xuất khẩu.
Đến nay, Việt Nam đã tham gia hợp tác đa phương, song phương về xúc tiến thương mại với Trung tâm ASEAN - Nhật Bản; ASEAN - Hàn Quốc; cơ quan xúc tiến Hà Lan, Pháp; đã ký thỏa thuận hợp tác quốc tế (MOU) với hơn 40 tổ chức xúc tiến thương mại trên thế giới, như: Hàn Quốc, Pháp, Thái Lan, Uruguay, Slovakia, Hungary, Czech, Bungari, Algeria,… Việc hợp tác, ký kết và thực hiện các thỏa thuận hợp tác với các đối tác nước ngoài đã giúp Việt Nam tăng cường mối quan hệ hợp tác, trao đổi thông tin trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, tranh thủ được sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật, nguồn nhân lực và kinh nghiệm quốc tế của các tổ chức xúc tiến thương mại lớn trên thế giới.
Tại Hội nghị Kết nối Giao thương và Xây dựng Thương hiệu cho Doanh nghiệp Xuất khẩu Nông sản Thực phẩm do Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương, Việt Nam) phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch ASEAN – Nhật Bản (AJC) tổ chức tại TP. HCM diễn ra vào ngày 12/12/2024, đại diện Cục Xúc tiến thương mại cho biết: “Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc nâng cao giá trị gia tăng và xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng. Việc phát triển thương hiệu không chỉ giúp các sản phẩm của Việt Nam khẳng định được chất lượng và uy tín trên thị trường quốc tế mà còn đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam tại các thị trường khó tính, đòi hỏi tiêu chuẩn cao như châu Âu, Nhật Bản và Mỹ.”.
Trong khuôn khổ Hội nghị, đại diện gần 100 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam và Nhật Bản đã mang đến những tham luận sâu sắc về vai trò then chốt của việc xây dựng thương hiệu cho nông sản xuất khẩu trong kỷ nguyên chuyển đổi số. Các tham luận nhấn mạnh trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thương hiệu không chỉ là biểu tượng của chất lượng mà còn là công cụ chiến lược để nâng cao giá trị gia tăng và mở rộng thị phần quốc tế. Bên cạnh đó, các diễn giả cũng chỉ ra rằng việc ứng dụng công nghệ số, từ thương mại điện tử đến phân tích dữ liệu lớn (big data), đang mở ra những cơ hội đột phá cho các doanh nghiệp trong việc quảng bá và xây dựng thương hiệu nông sản.
Hội nghị còn mang đến các câu chuyện thành công truyền cảm hứng từ những doanh nghiệp đã và đang khẳng định thương hiệu nông sản trên bản đồ thế giới. Những bài học thực tiễn từ việc chinh phục các thị trường khó tính như Nhật Bản, châu Âu hay Hoa Kỳ được chia sẻ, giúp các doanh nghiệp khác có thêm kinh nghiệm quý báu để định hình chiến lược phát triển thương hiệu bền vững. Đây chính là nguồn động lực để các doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn đầu tư vào thương hiệu, khẳng định chất lượng và giá trị của nông sản Việt trên trường quốc tế.
 
Gần 100 doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp Nhật Bản và các nước ASEAN trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản, thực phẩm tham dự Hội nghị.
Quang cảnh hội nghị

Nguồn: trung tâm xúc tiến thương mại

Còn lại: 1000 ký tự
Chống hàng giả và gian lận thương mại cần một cuộc “trường chinh” bền bỉ và toàn diện

LTS: Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang nỗ lực hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, một trong những thách thức, nhức nhối và dai dẳng nhất chính là vấn nạn buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, thứ được ví như “giặc” nội xâm kinh tế. Nó không chỉ làm méo mó thị trường, gây thiệt hại nặng nề cho người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, mà còn gặm nhấm niềm tin vào pháp luật và bộ máy quản lý nhà nước. Chính vì vậy, ngày 14/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu thành lập Tổ công tác đặc biệt và mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại từ ngày 15/5 đến 15/6/2024 trên phạm vi toàn quốc. Đây là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy, cuộc chiến chống “giặc nội xâm” không còn là nhiệm vụ riêng lẻ của một ngành, một cấp, mà cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ trung ương đến địa phương, từ cơ quan hành pháp, tư pháp cho đến các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân.

Xem chi tiết
Lễ công bố thành lập Trung tâm Kỹ thuật Chống hàng giả ACF

(CHG) Trung tâm Kỹ thuật Chống hàng giả ACF vừa chính thức ra mắt tại TP.HCM, đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực ứng dụng công nghệ để bảo vệ giá trị thật, đồng hành cùng doanh nghiệp và người tiêu dùng trong cuộc chiến ngày càng phức tạp với hàng giả.

Xem chi tiết
Công ty Than Quang Hanh-TKV chinh phục tấn than đầu tiên ở mức -300m

​(CHG) Một trong những công ty khai thác than hầm lò chủ lực của TKV vừa khai thác thành công tấn than đầu tiên tại mức -300 mét.

Xem chi tiết
Ngành than đẩy mạnh ứng dụng sáng kiến khoa học công nghệ của đoàn viên công đoàn

(CHG) Cán bộ, đoàn viên công đoàn và người lao động phát huy sáng kiến, áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động

Xem chi tiết
Nhận lãi gấp hàng chục lần nhờ công cụ ‘Super Sinh Lời’ trên VPBank NEO

​(CHG) Với "Super Sinh Lời" vừa ra mắt, VPBank là ngân hàng đầu tiên đưa ra giải pháp sinh lời một cách tự động, linh hoạt khi tiền gốc và lãi được trả về tài khoản mỗi ngày, giúp khách hàng dễ dàng theo dõi và quản lý. Mức lợi suất tới 3,5%/năm cũng gấp hàng chục lần so với chỉ để tiền trong tài khoản như thông thường.

Xem chi tiết
2
2
2
3