“Nếu hàng hết hạn tôi sẽ không mua, vì hàng không rõ hạn sử dụng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con cái của mình...”, lời một quản lý của nhà sách Tiến Thọ chia sẻ. Tuy nhiên thực tế, một số sản phẩm tại nhà sách Tiến Thọ (Thành phố Thái Bình) có dấu hiệu tẩy xóa ngày sản xuất, hạn sử dụng, mập mờ về nguồn gốc xuất xứ, gây khó khăn cho người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành. Điều đó giúp các doanh nghiệp minh bạch hóa thông tin, cũng như nâng cao tính cạnh tranh lành mạnh với nhau. Đồng thời, góp phần vào việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, cũng như đẩy lùi vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang từng giờ, từng ngày hiện hữu trong đời sống của người tiêu dùng Việt Nam.
Bên cạnh những đơn vị, doanh nghiệp luôn tuân thủ các quy định của pháp luật, thì cũng có nhiều, thậm chí rất nhiều doanh nghiệp vì muốn có doanh thu và lợi nhuận cao cho nên cố tình tìm cách lách luật, thậm chí ngang nhiên vi phạm các quy định của pháp luật. Vì vậy, người tiêu dùng là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp: Suy giảm niềm tin; tiêu tốn kinh tế; tổn hao sức khỏe... Dẫn chứng cụ thể vấn đề trên: Hệ thống kinh doanh các sản phẩm mẹ và bé Suri Store (Hà Nội); Cửa hàng kinh doanh linh kiện; phụ kiện điện thoại Phương Anh, Đại Hào (Thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm thương mại Sài Gòn Square; Chợ Bình Tây, Chợ Kim Biên... và nhiều cửa hàng mang thương hiệu Nhà sách Tiến Thọ.
Những đơn vị, doanh nghiệp trên đáng bị lên án, cũng như các cơ quan chức năng cần kiểm tra, giám sát và xử lý thật nghiêm minh.
Dấu hiệu tẩy xóa ngày sản xuất, hạn sử dụng
Ngày 23/7/2023, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại có đăng tải bài viết: “La liệt sản phẩm vi phạm quy định về nhãn hàng hóa bày bán tại nhà sách Tiến Thọ”, với nội dung truyền tải thắc mắc của người tiêu dùng về việc đơn vị kinh doanh mang thương hiệu nhà sách Tiến Thọ có nhiều vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội.
Rất nguy hại cho người sử dụng sản phẩm được bày bán tại nhà sách Tiến Thọ, Thái Bình, nhiều hàng hoá là kẹo có dấu hiệu tẩy xoá ngày sản xuất, hạn sử dụng.
Những tưởng, sau khi Tạp chí điện tử đăng tải bài viết, phía lãnh đạo đơn vị quản lý thượng hiệu Nhà sách Tiến Thọ phải rà soát thông tin sản phẩm trên toàn hệ thống, cũng như khắc phục, chấm dứt các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng, đồ chơi trẻ em... và trang thiết bị dành cho giáo dục.
Trái ngược với điều đó, nhiều hành vi vi phạm đơn vị kinh doanh mang thương hiệu Nhà sách Tiến Thọ tại thành phố Thái Bình vẫn chình ình, hiện hữu trên quầy kệ trưng bày sản phẩm, gây bức xúc trong dư luận.
Khảo sát của phóng viên tại khu vực trưng bày kẹo đồ chơi, nhiều sản phẩm có tên “Kẹo đồ chơi cây quạt Kitty”, trên nhãn của sản phẩm mặc dù có ghi cụ thể về đơn vị sản xuất; địa chỉ; thành phần của sản phẩm kẹo, thế nhưng về thành phần; thông tin cảnh báo; chỉ tiêu chất lượng... của sản phẩm đồ chơi đi kèm thì không được thể hiện trên nhãn sản phẩm. Đặc biệt nguy hại, ngày sản xuất, hạn sử dụng bị tẩy xóa, mất nét, hoặc làm mờ một cách khó hiểu trên dòng sản phẩm này.
Không chỉ thiếu thông tin trên nhãn sản phẩm, nhiều hàng hoá tại nhà sách Tiến Thọ, Thái Bình không có dấu hợp quy.
Với kẹo Lovely Lolipop, không hiểu vô tình, hay cố ý, phía đơn vị kinh doanh dán giấy ghi giá che hết các thông tin về thành phần, chỉ tiêu chất lượng và hướng dẫn sử dụng. Các loại kẹo dẻo que gần như trắng thông tin liên quan đến sản phẩm, điều đó khiến người tiêu dùng khó tránh khỏi nghi ngờ về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của các loại bánh, kẹo được bày bán tại đây.
Nhiều dấu hiệu vi phạm
Vẫn các sản phẩm hàng hóa tương tự như bốn địa điểm kinh doanh của nhà sách Tiến Thọ tại Hà Nội, nhà sách Tiến Thọ tại Thành phố Thái Bình kinh doanh chủ yếu là một số sản phẩm tiêu dùng, các loại đồ chơi dành cho trẻ em, thiết bị giáo dục, đồ dùng dành cho học sinh, các sản phẩm liên quan đến may mặc... và khu vui chơi dành cho trẻ em. Trong số những hàng hóa đang bày bán tại đây, nhiều sản phẩm vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng, cụ thể là việc ghi nhãn phụ trên sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ do nước ngoài sản xuất.
Sản phẩm được bày bán tại nhà sách Tiến Thọ có số lượng lớn do nước ngoài sản xuất, chủ yếu là xuất xứ Trung Quốc. Thế nhưng, trên nhãn phụ của nhiều sản phẩm lại rất sơ sài, thiếu thông tin cần thiết, gây khó khăn trong việc chọn mua và sử dụng sản phẩm.
Hàng hoá là đồ chơi, đèn để bàn, đồng hồ… thiếu thông tin tối thiểu trên nhãn sản phẩm có thể gây mất an toàn cho người sử dụng- đặc biệt là đèn để bàn.
Điều làm người tiêu dùng khó tránh khỏi lo lắng chính là một số sản phẩm có hình dạng, kích thước, quy cách bao gói, màu sắc, mùi vị... (đất nặn có mùi thơm dành cho trẻ em) rất giống với những loại thực phẩm có thể ăn liền như bánh, kẹo. Nhãn gốc trên vỏ hôp ngoài của sản phẩm chi chít chữ nước ngoài (chữ tượng hình) nhãn phụ bằng tiếng Việt chỉ vỏn vẹn nội dung: Đất nặn màu thơm 06 màu; nhập khẩu và phân phối: Vĩnh Cường; địa chỉ Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội, xuất xứ: Trung Quốc; giá 154.000 đồng và mã số, mã vạch, cùng một dãy số vô nghĩa: 12- 04- 23.
Thực tế, việc ghi nhãn chung chung, thiếu thông tin tối thiểu về sản phẩm (nhất là thông tin cảnh báo), rất có thể dẫn tới việc người tiêu dùng không sử dụng đúng vơi công dụng của hàng hóa. Việc ghi thiếu thông tin về thương nhân sản xuất, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, địa chỉ; thương nhân chịu trách nhiệm về phân phối, địa chỉ... khó tránh khỏi sự hoài nghi của khách hàng: Phải chăng doanh nghiệp trên đang nhiều “ẩn khuất”?
Bánh, kẹo mập mờ thông tin, trắng thông tin, không nhãn phụ tiếng Việt được bày bán công khai tại nhà sách Tiến Thọ.
Cùng với hành vi vi phạm trên, tại nhà sách Tiến Thọ (Thành phố Thái Bình) công khai bày bán bánh nhập khẩu không nhãn phụ tiếng Việt và sản phẩm thiếu dấu hợp quy theo quy định của pháp luật: Sản phẩm bánh; sản phẩm mũ đội đầu... Điều đó cho thấy, tại đây dường như cố tình vi phạm các quy định của pháp luật, hay hàng hóa tại đây “có vấn đề” như người tiêu dùng đang hoài nghi?
Trao đổi với ông Hoàng Thế Mạnh, quản lý nhà sách Tiến Thọ tại Thái Bình, ông Mạnh cho biết: “Nói thật, giờ anh (phóng viên) chia sẻ (về hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng...) tôi mới biết có các quy định trên”.
Sản phẩm đất nặn thơm có hình dạng giống kẹo, bánh, thiếu thông tin trên nhãn hàng hoá, dễ gây cho người tiêu dùng (trẻ em) sử dụng sai mục đích.
Được biết, nhà sách Tiến Thọ là một thương hiệu lớn, có nhiều cửa hàng tại Hà Nội và một số tỉnh thành. Tuy nhiên, nếu theo cách trả lời của người quản lý cửa hàng Nhà sách Tiến Thọ tại 424 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Thành phố Hà Nội và nhà sách Tiến Thọ, Thành phố Thái Bình, dường như đơn vị sở hữu thương hiệu trên không thường xuyên đào tạo, tập huấn, trau dồi... cho nhân viên, quản lý những kiến thức tối thiểu về các quy định của pháp luật hiện hành trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng. Bởi thế, câu trả lời của một số quản lý hệ thống trên khó tránh khỏi sự “giật mình” từ độc giả.
Thiết bị đồ dùng học sinh vi phạm về quy định nhãn sản phẩm bày bán công khai tại nhà sách Tiến Thọ, thành phố Thái Bình.
Liệu đơn vị sở hữu thương hiệu: Nhà sách Tiến Thọ, có lắng nghe để thay đổi? Người tiêu dùng cần lắm một câu trả lời từ người quản lý cấp cao của đơn vị này.
Trao đổi về vấn đề hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán tràn lan trên thị trường, ông Hồ Trường Giang – Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại, ông Giang cho biết:
Tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
“Hàng hóa nhập lậu” gồm:
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;
- Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;
Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
- Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
- Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi mà thương nhân kinh doanh hàng hóa nhập lậu có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên tới 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm (Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020). Bên cạnh hình phạt chính là phạt tiền nêu trên, cá nhân có hành vi buôn bán hàng giả còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục theo quy định.
Ngoài ra, các cá nhân kinh doanh buôn bán hàng nhập lậu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội Buôn lậu theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Pháp nhân kinh doanh buôn bán hàng nhập lậu có thể phải chịu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt cao nhất là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
0
Truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm”- Sức mạnh nội lực của ngành Than
(CHG) Ngành Than là ngành công nghiệp đầu tiên của đất nước ta với lịch sử 184 năm khai thác. Trên hành trình phát triển, ngành Than và Vùng mỏ Quảng Ninh luôn phát huy sức mạnh nội lực “Kỷ luật và Đồng tâm”. Đây được coi là biểu tượng sức mạnh đoàn kết, tinh thần “thép” giúp lớp lớp thợ mỏ tiếp tục phát huy, kết hợp với sức mạnh thời đại để vượt qua mọi khó khăn, đưa ngành Than phát triển mạnh mẽ.
Xem chi tiết
Cơ khí TKV với các hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ
(CHG) Trong suốt quá trình phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), ngành cơ khí giữ khâu sản xuất quan trọng chuyên chế tạo, cung cấp, sửa chữa thiết bị, vật dụng phục vụ công tác đào lò, khai thác, vận tải khoáng sản. Từ đầu năm 2024 đến nay, cơ khí TKV đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, giữ vững đà tăng trưởng ấn tượng.
Xem chi tiết