(CHG) Vừa qua, đơn vị Bộ đội biên phòng và các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường các biện pháp kiểm soát chặt chẽ các tàu cá của ngư dân đã hết hạn đăng kiểm, nhưng không thực hiện các thủ tục để đăng kiểm lại theo quy định của pháp luật. Đồng thời tìm các giải pháp hỗ trợ ngư dân tháo gỡ khó khăn, bám biển an toàn.
Hiện nay, theo thống kế của cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa, toàn tỉnh có 1.519/2.109 tàu cá còn hạn đăng kiểm, đạt tỉ lệ 72%. Theo Luật Thủy sản 2017, tất cả tàu cá có chiều dài từ 12m trở lên, khi đóng mới, hoán cải, sửa chữa sẽ được đăng kiểm lần đầu. Sau đó, định kỳ hàng năm, ngư dân phải thực hiện đăng kiểm tàu cá để tiến hành đăng kiểm lại, nhằm đảm bảo cho tàu cá đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật để hoạt động.
Thành phố Sầm Sơn có số lượng tàu thuyền tham gia đánh bắt trên biển rất lớn, theo thống kê, địa phương này còn 156 tàu cá có chiều dài từ 12m đến 21m hết hạn đăng kiểm. Trong đó, 115 phương tiện dừng hoạt động chờ bán nên chủ không làm thủ tục đăng kiểm, 22 phương tiện đang làm thủ tục đăng kiểm, 19 phương tiện đã quá hạn sử dụng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tàu cá hết hạn, nhưng chủ không đăng kiểm lại, như: Phương tiện thường hoạt động, cập cảng nhập hải sản ở vùng biển của địa phương khác; phương tiện bị hư hỏng, khai thác không hiệu quả, đang nằm bờ, ngư dân chuyển nghề đi làm ăn xa, hoặc tàu cá được mua đi bán lại nhiều lần...
![]() |
Cán bộ Hải đội 2, BĐBP Thanh Hóa kiểm tra thủ tục hành chính trên các tàu hành nghề trên biển (ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch Covid-19). Ảnh: Hải Chuyền |
Cùng với đó là tình trạng một bộ phận ngư dân chưa tự giác chấp hành nghiêm các quy định về bảo đảm an toàn kỹ thuật cho tàu cá khi hoạt động trên biển. Đơn cử như tàu cá TH 91708 TS của ngư dân Phạm Văn Du, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn có chiều dài 18,3m đã hết hạn đăng kiểm từ năm 2018, nhưng đến nay, chủ tàu vẫn chưa thực hiện đăng kiểm lại theo quy định. Nói về việc chậm trễ này, ngư dân Phạm Văn Du chia sẻ, do tàu thường xuyên hoạt động, cập cảng ở vùng biển các địa phương phía Bắc nên công tác đăng kiểm gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, Chi cục Thủy sản tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức rà soát các tàu cá hết hạn đăng kiểm trên địa bàn. Từ đó, phối hợp với các địa phương, BĐBP tuyên truyền, thông báo, vận động các chủ tàu chấp hành nghiêm việc đăng kiểm lại để đảm bảo an toàn khi hành nghề. Để tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí cho ngư dân, Trung tâm đăng kiểm tàu cá của tỉnh Thanh Hóa thường xuyên trực tiếp về các địa phương tổ chức các đợt đăng kiểm.
Cùng với công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngư dân thực hiện quy định đăng kiểm, các lực lượng chức năng cũng triển khai những biện pháp quyết liệt như: Không cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho tàu cá không đảm bảo an toàn hoặc không trang bị đủ trang thiết bị an toàn theo quy định; không cho xuất bến đối với những tàu cá khai thác không đúng nghề ghi trong giấy khai thác, hoặc mang theo các ngư cụ, trang thiết bị có tính hủy diệt hải sản... Đối với những tàu khai thác trái nghề, lực lượng chức năng yêu cầu các chủ tàu tháo dỡ toàn bộ trang thiết bị, ngư lưới cụ không liên quan đến nghề đã đăng ký trong giấy phép mới cho xuất bến.
Ông Lê Bá Lực, Trưởng phòng Quản lý tàu cá và Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, Chi cục Thủy sản tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Việc đăng kiểm tàu cá là hoạt động quản lý về kỹ thuật, kiểm tra an toàn kỹ thuật từ khi thiết kế đến lắp ráp và đưa vào sử dụng nhằm đảm bảo an toàn cho tàu cá hoạt động trên biển. Việc kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá, bao gồm: thân tàu, máy, các trang thiết bị hàng hải, khai thác hải sản và các trang thiết bị khác... đòi hỏi nghiêm ngặt về độ an toàn lắp đặt trên tàu cá. Do chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác đăng kiểm nên một bộ phận ngư dân còn xem nhẹ vấn đề an toàn kỹ thuật của phương tiện hoạt động khai thác hải sản trên biển, không tiến hành đăng ký, đăng kiểm phương tiện hàng năm theo quy định, để quá hạn cho phép”.
Để đảm bảo thực hiện nghiêm Luật Thủy sản, các văn bản hướng dẫn thi hành luật và các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, Chi cục Thủy sản tỉnh Thanh Hóa cũng phối hợp với BĐBP, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến những thông tin liên quan đến hoạt động quản lý tàu cá, nhất là quy định về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản, để ngư dân biết và tuân thủ quy định. Thường xuyên phối hợp với các đồn Biên phòng tuyến biển của BĐBP Thanh Hóa tổ chức tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tàu cá tại các cửa lạch, bãi ngang, trên biển về chấp hành các quy định khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, các quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp.
(CHG) Với "Super Sinh Lời" vừa ra mắt, VPBank là ngân hàng đầu tiên đưa ra giải pháp sinh lời một cách tự động, linh hoạt khi tiền gốc và lãi được trả về tài khoản mỗi ngày, giúp khách hàng dễ dàng theo dõi và quản lý. Mức lợi suất tới 3,5%/năm cũng gấp hàng chục lần so với chỉ để tiền trong tài khoản như thông thường.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 06/3/2025, tại Công viên Phần mềm Quang Trung (TP.HCM) đã diễn ra buổi thảo luận và phối hợp trong công tác chống hàng giả và gian lận thương mại.
Xem chi tiết(CHG) Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước với chủ đề "Nhiệm vụ, giải pháp góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững", TKV sẽ triển khai mở rộng, nâng công suất mỏ đồng Sin Quyền.
Xem chi tiết(CHG) Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đề xuất, cần tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho doanh nghiệp để khai phóng nguồn lực, nỗ lực đáp ứng đủ than cho nhu cầu sử dụng.
Xem chi tiết(CHG) Trong số các dự án TKV dự kiến đầu tư hoàn thành đưa vào hoạt động giai đoạn 2026-2030, đáng chú ý có dự án Tổ hợp bauxite - alumin Nhân Cơ tại Đắk Nông, Nhà máy sản xuất Amoniac tại Thái Bình, Nhà máy Nhiệt điện Na Dương II.
Xem chi tiết