Thị xã Kinh Môn (Hải Dương) khai thác tiềm năng phát triển kinh tế


(CHG) Thị xã Kinh Môn (Hải Dương)-một vùng đất nhân kiệt, địa linh. Tạo hóa đã ban tặng cho nơi đây phong cảnh thiên nhiên kỳ thú và đất đai màu mỡ, với những cánh đồng chuyên canh cây trái bạt ngàn. Đó cũng là những tiềm năng đã và đang được đánh thức để Kinh Môn phát triển du lịch, với mục tiêu phát triển thị xã trở thành trung tâm thương mại-dịch vụ trọng điểm của tỉnh.
Tiềm năng
          Theo nghiên cứu của ngành văn hóa cùng các nhà khoa học, ở Kinh Môn có nhiều di tích, danh thắng độc đáo, như: cụm di tích quốc gia đặc biệt Đền Cao An Phụ- động Kính Chủ-chùa Nhẫm Dương; Khu hang động chùa Mộ- hang Luồn; khu hang động Hàm Long- Tâm Long- Đốc Tít và các điểm đến phụ cận như: Trang trại đà điểu cùng các nhà hàng đặc sản quê hương, khu lưu trú vui chơi giải trí, các làng nghề và cơ sở sản xuất hàng thủ công...Có thể nói, nếu được nghiên cứu kỹ lưỡng, quy hoạch có tầm chiến lược, tất cả sẽ tạo nên các sản phẩm du lịch hấp dẫn và Kinh Môn sẽ trở thành điểm đến của du khách nội địa và quốc tế cùng các nhà nghiên cứu khảo cổ học, bởi khu vực Nhẫm Dương, chùa Mộ đã phát hiện hóa thạch về người tiền sử, nhiều di vật các thời kỳ lịch sử...

Thị xã Kinh Môn tổ chức cho các cơ quan, doanh nghiệp, báo chí thăm, khảo sát về quy mô sản xuất hành tỏi tại các địa phương
Xứ Đông xưa-Hải Dương nay là vùng đất trù phú, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, các cơ quan Trung ương...tỉnh Hải Dương đã quy hoạch thành những vùng sản xuất cây rau màu tập trung, thị trường tiêu thụ ổn định, giá trị kinh tế cao như vùng hành tỏi Kinh Môn, Nam Sách; vùng cà rốt Cẩm Giàng, Nam Sách; vùng rau củ quả ở Gia Lộc, Tứ Kỳ, Kim Thành. Các vùng sản xuất tập trung đã cung cấp một lượng lớn sản phẩm nông nghiệp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, tỉnh còn có các vùng cây ăn quả đặc sản như vùng vải Thanh Hà, Chí Linh; vùng ổi Thanh Hà, Ninh Giang, Kinh Môn; vùng na Chí Linh; vùng chuối Tứ Kỳ, Thanh Hà; sắn dây Kinh Môn...

Các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, doanh nghiệp thu mua, chế biến… ký kết biên bản ghi nhớ tiêu thụ hành, tỏi và nông sản tiêu biểu của thị xã Kinh Môn
Vùng sản xuất cà rốt Cẩm Giàng, vùng lúa rươi Tứ Kỳ và vùng trồng hành tỏi thị xã Kinh Môn đã quy hoạch gắn với phát triển du lịch trải nghiệm nông nghiệp-nông thôn.
          Ở Kinh Môn, khi vào vụ hành tỏi, thị xã tổ chức Lễ hội thu hoạch, không chỉ mang đến cho người dân, du khách những trải nghiệm thú vị, mà còn nhằm cổ vũ, động viên và ghi nhận sự đóng góp của ngành sản xuất nông nghiệp đối với kinh tế địa phương và khu vực; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nông dân gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, kết nối tiêu thụ sản phẩm, xây dựng sản phẩm du lịch trải nghiệm nông nghiệp-nông thôn...

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo tỉnh Hải Dương, đại diện các sở ngành trong tỉnh, lãnh đạo thị xã Kinh Môn và xã Hiệp Hòa nhấn nút khai mạc Lễ hội thu hoạch hành, tỏi thị xã Kinh Môn năm 2024
Hiệu quả sự phát huy thế mạnh của đồng đất
Về hành tỏi, toàn tỉnh Hải Dương hiện có hơn 6.500ha. Trong đó, thị xã Kinh Môn dẫn đầu với gần 4.000ha, được sản xuất ở tất cả các xã, phường. Vùng hành, tỏi Kinh Môn được ví như "thủ phủ" hành, tỏi của cả nước. Sản lượng đạt trên 100 nghìn tấn, giá trị kinh tế đạt trên 1.700 tỷ đồng/năm.
Hành, tỏi Kinh Môn có củ to, chắc, hương vị thơm cay đặc biệt luôn được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận “Nhãn hiệu tập thể” (năm 2017) và được ghi danh là sản phẩm thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam (năm 2018).
Đến nay, sản phẩm hành, tỏi Kinh Môn được bán phổ biến tại tất cả các chợ truyền thống trên cả nước, được bán tại các hệ thống siêu thị lớn như Go!, Win Mart và các sàn thương mại điện tử. Cây hành, tỏi còn thúc đẩy phát triển nhiều ngành khác ở Kinh Môn như: sơ chế sản phẩm thô, chế biến chuyên sâu thành thực phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm giá trị gia tăng, OCOP nâng cao giá trị…

Toàn cảnh Lễ hội nông nghiệp thu hoạch hành, tỏi thị xã Kinh Môn
          Tìm hiểu thực tế với nông dân các xã, phường của Kinh Môn cho thấy, giá trị thực tế của cây hành tỏi mang lại còn vượt xa nhiều lần so với tính toán theo giá cố định. Ở Kinh Môn, tất cả những diện tích nào có thể trồng được hành, tỏi là người dân nơi đây trồng. Ngoài diện tích dưới ruộng, nông dân còn tận dụng những bờ vùng bờ thửa để trồng. Vì thế, trong vụ đông tại thị xã Kinh Môn đâu đâu cũng thấy cây hành, cây tỏi.
          Những nông dân về tham dự Lễ hội hành tỏi của năm 2024 luôn mang theo nụ cười, hồ hởi, phấn khởi, hào hứng và sự ấm no hiện rõ trên từng gương mặt. Mùa thu hoạch bây giờ không phải là sự lao động nhọc nhằn nữa mà thực sự là ngày hội đối với họ. Giá bán hành vụ này khoảng 500 triệu đến xấp xỉ 550 triệu/ha. Tỏi còn cao hơn thế. Người dân Kinh Môn đã thực sự no ấm và làm giàu trên chính đồng đất, quê hương mình.

Trong khuôn khổ Lễ hội thu hoạch hành, tỏi thị xã Kinh Môn năm 2024 đã diễn ra Hội thi thu hoạch với 3 đội tham gia là: Thần tốc, Đồng xanh và Hương quê
“Đất Kinh Môn bao bọc, không phụ người Kinh Môn. Người Kinh Môn cũng không phụ lòng đất mà biết giữ gìn, nuôi dưỡng, tạo ra những giá trị kinh tế ngày càng cao, mang lại cuộc sống ấm no cho nông dân”, đó là cảm nhận của Bộ trưởng Bộ Nông nghiê-PTNT Lê Minh Hoan khi về dự Lễ hội thu hoạch hành tỏi ở Kinh Môn.
          Cũng theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, sản xuất nông nghiệp không phải là cày sâu, cuốc bẫm mà cần nuôi trồng, yêu mến và làm tăng giá trị. Không gian phát triển nông nghiệp của thị xã Kinh Môn nói riêng, tỉnh Hải Dương nói chung còn rộng. Do đó, việc sản xuất cây hành, cây tỏi không chỉ nhìn về năng suất, sản lượng mà cần kết hợp tạo ra những giá trị về hình ảnh mảnh đất, quê hương, xứ sở.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Trần Đức Thắng cùng lãnh đạo tỉnh Hải Dương, thị xã Kinh Môn trao giải, tặng hoa chúc mừng các đội tham gia Hội thi thu hoạch hành, tỏi
Bộ trưởng mong muốn các thế hệ người dân Kinh Môn sau này sẽ tiếp tục trồng hành, tỏi. Coi 2 cây trồng này là báu vật, di sản của ông cha để lại, nhưng canh tác, sản xuất trên nền công nghệ hiện đại, một tư duy sản xuất mới; kết hợp sản xuất hành, tỏi để làm du lịch nông nghiệp, nông thôn. Cục Trồng trọt cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng chuẩn hoá quy trình sản xuất hành, tỏi. Các cơ quan, đơn vị liên quan tích cực hỗ trợ để tạo ra nhiều sản phẩm liên quan, nâng tầm giá trị sản xuất nông nghiệp cho Hải Dương nói chung, thị xã Kinh Môn nói riêng. Tỉnh Hải Dương cần tạo cơ chế, chính sách ưu đãi hơn để thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào chế biến nông sản; hình thành hệ thống trung tâm kết nối, xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm gắn với chuỗi các chợ đầu mối hoặc trung tâm cung ứng hàng nông sản...

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cùng lãnh đạo tỉnh Hải Dương thăm các gian hàng sản phẩm OCOP của thị xã Kinh Môn
Ai đã từng đến Kinh Môn bây giờ đều được chứng kiến sự thay đổi từng ngày. Phố phường, làng quê đều đẹp đẽ, khang trang. Đổi thay đó có được là hệ quả của sự định hướng đúng trong khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển KT-XH. Thành quả ấy cũng khẳng định sự năng động, sáng tạo của người nông dân Kinh Môn. Họ dám nghĩ, dám làm và biết làm giàu trên chính quê hương.
Lễ hội nông nghiệp ở Hải Dương, Lễ hội hành, tỏi ở Kinh Môn sẽ là làn gió mới, thổi mát thêm những cánh đồng, làm tươi mới con người. Lễ hội giúp người nông dân Kinh Môn tự tin hơn, tự hào hơn về những sản vật quê mình. Lễ hội là hoạt động kinh tế gắn với hoạt động văn hoá lịch sử, với các hoạt động xã hội nông thôn. Rồi đây, nhắc đến Kinh Môn là người ta lại nhớ về củ hành, củ tỏi thắm vị đất, đậm hồn người. Rồi đây, người Kinh Môn sẽ tạo dựng những miền quê đáng sống, đáng đến và đáng trở về.
Du khách tham quan củ sắn dây kỷ lục tại Lễ hội
Còn lại: 1000 ký tự
Hải Hà: Khởi sắc sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

(CHG) Từ đầu năm đến nay, kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng 29,4%, góp phần vào mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện công nghiệp - dịch vụ.

Xem chi tiết
Hội tụ về Quảng Ninh, lan tỏa từ Quảng Ninh

​(CHG) “Quảng Ninh hội tụ và lan toả” đã trở thành chỉ dẫn để sau hơn 1 thập kỷ Quảng Ninh vươn lên, đã và đang trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc.

Xem chi tiết
Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho ngư dân dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc

(CHG) Ngày 7/5, thừa uỷ quyền của UBND tỉnh, UBND huyện Cô Tô đã tổ chức trao thưởng đột xuất Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 01 ngư dân có hành động dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc xảy ra vào đêm ngày 20/4/2024.

Xem chi tiết
Quảng Ninh hướng tới thành trung tâm du lịch quốc tế và kinh tế

​(CHG) Mục tiêu đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch kết nối toàn cầu, điểm đến hàng đầu thế giới dựa trên định vị thương hiệu vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long là thiên đường cảnh quan và sự phát triển hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế - xã hội - môi trường với chất lượng cuộc sống của người dân và môi sinh đạt chuẩn quốc tế.

Xem chi tiết
Công bố Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023: Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu

(CHG) Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2023 trung bình cả nước là 82,66%, tăng 2,58% so với năm 2022 (80,08%). Tỉnh cao nhất là Quảng Ninh, đạt 90,61%, tỉnh thấp nhất là Bắc Cạn, đạt 75,03%..

Xem chi tiết
2
2
2
3