Thúc đẩy giao thương hàng hóa, nông sản Việt Nam - Trung Quốc


Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt – Trung (Lào Cai) lần thứ 23 sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được thị trường này

Ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã có cuộc trao đổi với phóng viên xung quanh vấn đề này.

Ông đánh giá như thế nào về vai trò của thị trường Trung Quốc đối với hàng hóa, nông sản Việt Nam?

Với lợi thế gần gũi về biên giới đất liền, nhiều năm qua, Trung Quốc giữ vững vị thế là một trong những thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam.

Hội chợ thương mại quốc tế do tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) luân phiên đăng cai tổ chức hàng năm đạt hiệu quả kinh tế cao (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Lào Cai).
Hội chợ thương mại quốc tế do tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) luân phiên đăng cai tổ chức hàng năm đạt hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Lào Cai

Theo Tổng cục Thống kê, 7 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 31,6 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 58,6 tỷ USD, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đồng thời là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam.

Để đẩy mạnh thương mại biên mậu hai chiều Việt Nam - Trung Quốc, trong nhiều năm qua, Bộ Công Thương Việt Nam đã thống nhất với các địa phương giáp biên của Trung Quốc để duy trì tổ chức các kỳ Hội chợ thương mại Việt - Trung thường niên, luân phiên tại mỗi nước.

Điển hình là Hội chợ thương mại Việt - Trung tại (Lào Cai - Việt Nam vào năm lẻ) và tại (Hà Khẩu - Trung Quốc vào năm chẵn); Hội chợ thương mại Việt - Trung tại (Móng Cái - Việt Nam vào năm lẻ) và tại (Đông Hưng - Trung Quốc vào năm chẵn); Hội chợ thương mại Việt - Trung tại (Lạng Sơn - Việt Nam vào năm chẵn) và tại (Quảng Tây - Trung Quốc vào năm lẻ).

Về hoạt động xúc tiến thương mại, sắp tới, Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 23 diễn ra, ông có thể chia sẻ những điểm mới của hội chợ, cũng như sự kỳ vọng của các doanh nghiệp tại hội chợ này?

Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 23, diễn ra từ ngày 10 - 15/11/2023. Đây là hoạt động thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Công Thương Việt Nam với Chính phủ nhân dân tỉnh Vân Nam - Trung Quốc về việc luân phiên phối hợp tổ chức Hội chợ Kinh tế thương mại biên giới Việt - Trung giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Đây cũng là hoạt động thuộc Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2023 được UBND tỉnh Lào Cai và Bộ Công Thương chỉ đạo, giao Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Lào Cai làm đơn vị chủ trì tổ chức.

Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung là hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng nhằm thúc đẩy sự hợp tác, phát triển kinh tế, đầu tư, du lịch và dịch vụ giữa Lào Cai và các địa phương của Việt Nam với tỉnh Vân Nam và các địa phương của Trung Quốc, góp phần tăng cường giao lưu thương mại giữa hai bên, đẩy mạnh tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu thông qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, giúp các doanh nghiệp tìm hiểu, xâm nhập thị trường Vân Nam và tạo đà phát triển mở rộng ra các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc.

Lê Hoàng Tài
Ông Lê Hoàng Tài – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương)

Qua các lần tổ chức hội chợ trước, chúng tôi thấy được sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có hoạt động thương mại với Trung Quốc. Về các mặt hàng của Việt Nam tham dự hội chợ rất đa dạng, từ quần áo, giày dép, đồ nội thất, các mặt hàng nông sản,…

Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp phía Trung Quốc cũng rất mong muốn được tiếp cận để mua bán các hàng hóa này từ phía Việt Nam.

Với sự kiện năm nay, các hoạt động xúc tiến thương mại bên nề cũng sẽ được diễn ra. Cụ thể, trong khuôn khổ của Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 23 sẽ diễn ra các hoạt động như: Hội nghị giao thương doanh nghiệp Việt - Trung; Diễn đàn trao đổi cơ chế chính sách, thu hút đầu tư và hoạt động logistics; Hội đàm hợp tác kinh tế thương mại hai tỉnh Lào Cai - Vân Nam.

Đây là một trong những hoạt động đối với thương mại biên giới, thương mại biên mậu rất có ý nghĩa trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được thị trường Trung Quốc. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tận dụng được cơ hội để quảng bá được sản phẩm của mình.

Vậy những điểm mới gì mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải lưu ý khi tiếp cận thị trường Trung Quốc, thưa ông?

Đối với hàng hóa của Việt Nam trước đây khi tiếp cận thị trường Trung Quốc chúng ta cũng thường đánh giá rằng đây là thị trường dễ tính, hàng hóa không đòi hỏi cao về chất lượng cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các hàng hóa để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sẽ không còn theo cách thông thường như trước nữa. Hiện, các hàng hóa nông sản và hàng hóa khác cần đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc hay phải đáp ứng các tiêu chuẩn bắt buộc để nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Chính vì vậy, qua nhiều kênh, trong đó thông qua hội chợ, các doanh nghiệp cũng có cơ hội để nắm bắt các quy định của Trung Quốc trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa với phía Việt Nam để từ đó có sự điều chỉnh phù hợp và có thể xuất khẩu được sang thị trường này.

Lào Cai là một trong các địa phương có cửa khẩu xuất khẩu nông sản chính sang thị trường Trung Quốc, tuy nhiên, thời gian vừa qua, kết quả xuất khẩu chưa đạt được như kỳ vọng, về phía Cục Xúc tiến thương mại có sự hỗ trợ, đồng hành như thế nào với các doanh nghiệp trong việc xuất khẩu sang thị trường này, thưa ông?

Tỉnh Vân Nam có vai trò rất lớn trong hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước. Hiện tỉnh Vân Nam có chung đường biên giới với 4 tỉnh phía Bắc của Việt Nam là Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên.

Đồng thời cũng là cửa ngõ giao thương quan trọng trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Với vị trí thuận lợi nêu trên, tỉnh Vân Nam là cầu nối hữu hiệu cho hàng hóa của Việt Nam có thể tiến sâu, vươn xa đến các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam của Trung Quốc, và là cửa ngõ quan trọng đưa các sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Trung Quốc thông qua Việt Nam đến với thị trường khu vực ASEAN giàu tiềm năng.

Trong thời gian qua, không chỉ có Vân Nam (Trung Quốc) bị ảnh hưởng về kim ngạch xuất nhập khẩu, mà chúng ta thấy rằng, sau đại dịch Covid-19, toàn thế giới đều bị ảnh hưởng. Trung Quốc so với một số nước khác thì việc mở cửa sau Covid-19 chậm hơn, do đó, sức mua hàng hóa của họ có thể bị ảnh hưởng trong một giai đoạn nhất định. Tuy nhiên, sau giai đoạn phục hồi là giai đoạn tăng trưởng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Về phía Cục Xúc tiến thương mại, không chỉ trước, trong và cả sau đại dịch Covid-19, chúng tôi đều hỗ trợ cho doanh nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa, bởi đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đồng thời là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam.

Chính phủ và Bộ Công Thương rất quan tâm đến việc xúc tiến thương mại, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc.

Bên cạnh đó, các chương trình xúc tiến thương mại, các hội chợ triển lãm, hoạt động giao thương với phía Trung Quốc được các doanh nghiệp Việt Nam rất quan tâm, con số đăng ký thường vượt ngoài dự kiến của chúng tôi. Đây là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa, nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

Xin cảm ơn ông!

Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 23, năm 2023 sẽ được diễn ra tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Kim Thành, phường Duyên Hải, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Hội chợ có quy mô dự kiến 600 - 700 gian hàng và trên 2.000 m2 đất trống. Trong đó, 200 gian hàng phía Trung Quốc, 24 gian hàng các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Số gian hàng còn lại là của các doanh nghiệp Việt Nam.

Hội chợ quy tụ các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản, thực phẩm, dược liệu; máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, hóa chất, vật liệu xây dựng; hàng điện tử, điện lạnh, đồ điện gia dụng, dụng cụ gia đình; hàng giày dép; hàng tiêu dùng; đồ gỗ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ... các gian hàng triển lãm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, trong đó ưu tiên cho các sản phẩm có nhu cầu xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu tỉnh Lào Cai, các sản phẩm góp phần quảng bá du lịch Lào Cai.

Nguồn: BÁO CÔNG THƯƠNG

Còn lại: 1000 ký tự
“Cơn bão” sáng tạo đổ bộ Hà Nội- hơn 3 vạn người hào hứng khám phá Lễ hội hot nhất trong năm​

(CHG) Diễn ra trong 9 ngày (từ 09/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.

Xem chi tiết
TP. Hồ Chí Minh: Thu hút gần 90.000 lượt khách đến với “Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024”

(CHG) Diễn ra từ ngày 06- 10/11/2024, “Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024” tổ chức tại Công viên Văn hoá Lê Thị Riêng, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh đã thu hút gần 90.000 lượt khách tham quan và mua sắm.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
Truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm”- Sức mạnh nội lực của ngành Than

(CHG) Ngành Than là ngành công nghiệp đầu tiên của đất nước ta với lịch sử 184 năm khai thác. Trên hành trình phát triển, ngành Than và Vùng mỏ Quảng Ninh luôn phát huy sức mạnh nội lực “Kỷ luật và Đồng tâm”. Đây được coi là biểu tượng sức mạnh đoàn kết, tinh thần “thép” giúp lớp lớp thợ mỏ tiếp tục phát huy, kết hợp với sức mạnh thời đại để vượt qua mọi khó khăn, đưa ngành Than phát triển mạnh mẽ.

Xem chi tiết
Cơ khí TKV với các hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ

(CHG) Trong suốt quá trình phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), ngành cơ khí giữ khâu sản xuất quan trọng chuyên chế tạo, cung cấp, sửa chữa thiết bị, vật dụng phục vụ công tác đào lò, khai thác, vận tải khoáng sản. Từ đầu năm 2024 đến nay, cơ khí TKV đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, giữ vững đà tăng trưởng ấn tượng.

Xem chi tiết
2
2
2
3