TKV đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, áp dụng công nghệ mới khai thác chuỗi giá trị gia tăng trên nền sản xuất than, khoáng sản


(CHG) Năm 2023, Tập đoàn TKV tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Đó là việc phải gia tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu than cho phát điện tang cao đột biến trong khi điều kiện tài nguyên suy giảm tự nhiên và bị giới hạn bởi giấy phép khai thác. Đối với khai thác, chế biến khoáng sản, công tác giải phóng mặt bằng cũng gặp trở ngại, ảnh hưởng đến việc cung cấp nguyên liệu ổn định cho các nhà máy alumina tại Tây Nguyên. Mặt khác, mưa lớn kéo dài tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các đơn vị.
Để vượt qua những khó khăn, thách thức nêu trên là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng với tinh thần chiến sỹ của người thợ mỏ, nỗ lực phát huy nội lực của tập thể công nhân cán bộ toàn Tập đoàn. Bên cạnh đó, TKV thường xuyên nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà Nước, Quốc hội, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp, các Ban, Bộ, Ngành Trung ương; sự phối hợp, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh và các địa phương. Đặc biệt là 02 lần đến thăm và làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Thủ tướng với TKV tại Quảng Ninh và Cao Bằng đã chỉ đạo các bộ ngành tháo gỡ khó khăn cho Tập đoàn trong hoạt động SXKD, đảm bảo cung ứng than cho sản xuất điện.
 
Tổng giám đốc TKV Đặng Thanh Hải phát biểu tại Hội nghị tổng kết
Phong trào thi đua trong lao động sản xuất được đẩy mạnh với phương châm 3 Toàn: “Toàn bộ - Toàn diện – Toàn thể ”, nhất là thi đua sản xuất chế biến than. Sản lượng than cung cấp cho sản xuất điện đạt cao nhất từ trước đến nay tăng 4,8 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2022. Các chỉ tiêu chính trong SXKD của Tập đoàn đều đạt và vượt so với kế hoạch năm và tăng trưởng hơn so với thực hiện năm 2022. Riêng chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước đạt gần 29 ngàn tỷ đồng, tăng 41% so kế hoạch, đây là số tiền nộp NSNN cao kỷ lục của Tập đoàn kể từ khi thành lập TKV đến nay, đóng góp vào tăng trưởng GDP chung cho cả nước.
Doanh thu toàn Tập đoàn trong năm 2023 đạt 170 ngàn tỷ đồng, đạt 100,3% kế hoạch, lợi nhuận toàn Tập đoàn dự kiến đạt 6,05 ngàn tỷ đồng tăng 1,05 ngàn tỷ đồng so với kế hoạch.
Tập đoàn đã vinh dự được Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp tặng cờ đơn vị xuất sắc, dẫn đầu trong phong trào thi đua năm 2023.
Tổng tài sản năm 2023 là 116,29 ngàn tỷ đồng, giảm 5,96 ngàn tỷ với đầu năm; Vốn chủ sở hữu thời điểm 31/12/2023 dự kiến đạt 40,21 ngàn tỷ đồng, tăng 1,14 ngàn tỷ đồng so với đầu năm, hệ số bảo toàn vốn là 1,03 lần. Ngoài ra, TKV dự kiến còn nộp về nhà nước khoảng 1,5 ngàn tỷ đồng lợi nhuận còn lại. Như vậy, TKV đã bảo toàn và phát triển được vốn nhà nước giao và có đủ các điều kiện để điều chỉnh tăng vốn chủ sở hữu của Công ty mẹ TKV lên 42 ngàn tỷ đồng thông qua tích luỹ từ hiệu quả SXKD hàng năm khi được cấp có thẩm quyền cho phép nhằm có đủ nguồn vốn đối ứng trong đầu tư phát triển các dự án lớn, quan trọng.
Theo ông Đặng Thanh Hải - Tổng giám đốc TKV, những con số đạt được nêu trên là kết quả từ những chỉ đạo quyết liệt, giải pháp điều hành đồng bộ và nỗ lực của cả tập thể.
Cụ thể, TKV đã ban hành Nghị quyết, công văn để triển khai sắp xếp doanh nghiệp theo Đề án cơ cấu lại TKV đến năm 2025; Xây dựng và hoàn thiện đề án chuyển đổi số của TKV đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Tăng cường làm việc với một số tỉnh nhằm phối hợp giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quy hoạch.
Tất cả các đơn vị trong toàn Tập đoàn đã hưởng ứng kế hoạch liên tịch thi đua năm 2023 với chủ đề "Đoàn kết, sáng tạo, vượt khó, thích ứng an toàn, thi đua hoàn thành toàn diện kế hoạch năm 2023”; đẩy mạnh việc nhập khẩu than, thực hiện tốt công tác pha trộn than nhập khẩu với than trong nước, trong đó đã pha trộn được trên 28 triệu tấn than đảm bảo cung cấp đủ than cho các hộ điện theo các hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Thực hiện tốt công tác quản lý môi trường tiến dần tới mục tiêu “Xanh hóa môi trường khai thác mỏ” và “Đưa công viên vào trong Mỏ, Nhà máy”; Thực hiện tốt công tác bảo vệ An ninh trật tự, bảo vệ tài nguyên và ranh giới mỏ.
Công tác chăm lo đời sống người lao động tiếp tục được Tập đoàn và các đơn vị quan tâm chu đáo; công tác bảo tồn, xây dựng và phát huy các thiết chế văn hóa công nhân mỏ được chú trọng triển khai.
Cùng với trách nhiệm chính trị đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia, TKV luôn thực hiện tốt trách nhiệm với xã hội của doanh nghiệp.
Bước sang năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam dự kiến sẽ nộp ngân sách Nhà nước 25,5 ngàn tỷ đồng; tiêu thụ 50 triệu tấn than; than xuất khẩu: 1,4 triệu tấn; than sạch sản xuất: 37,39 triệu tấn, than nhập khẩu: 14,3 triệu tấn, tuỳ theo tình hình thị trường để điều chỉnh cho phù hợp; sản lượng phát điện: 10,5 tỷ kWh...
Bên cạnh đó, sẽ bám sát các Bộ ngành và Các địa phương, nỗ lực giải quyết những khó khăn vướng mắc về thủ tục đầu tư, khai thác vượt công suất thiết kế, về thăm dò phát triển tài nguyên, thuê đất… thực hiện đề án cơ cấu lại Tập đoàn đến năm 2025.
Triển khai thực hiện các Quy hoạch của Thủ Tướng Chính phủ về năng lượng quốc gia; phát triển điện lực quốc gia; Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các khoáng sản; thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn 2050.
Thực hiện các giải pháp nhập khẩu than linh hoạt đảm bảo cung cấp đủ than nhập khẩu với chất lượng và chủng loại phù hợp cho công tác pha trộn than. Thực hiện trách nhiệm chính trị về cung cấp đủ than cho các Nhà máy điện mà Tập đoàn đã ký hợp đồng, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp; đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động; tăng trưởng hợp lý.
Tiếp tục đổi mới sáng tạo, áp dụng công nghệ mới tiên tiến hiện đại, khai thác tối đa chuỗi giá trị gia tăng trên nền sản xuất than - khoáng sản. Tăng thời gian làm việc hữu ích của người lao động, tăng năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất, an toàn môi trường, cải thiện điều kiện làm việc và phúc lợi cho người lao động.
Thực hiện đề án chuyển đổi số và liên thông cơ sở dữ liệu trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý điều hành. Đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở dữ liệu lớn, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo an toàn thông tin và an ninh mạng.
Thúc đẩy công tác đầu tư, tập trung nghiên cứu thăm dò, đầu tư phát triển Alumin và nhôm nhằm tạo động lực dẫn dắt phát triển công nghiệp tại các tỉnh vùng Tây Nguyên.
Đối với lĩnh vực cơ khí và sản xuất kinh doanh khác: Bám sát kế hoạch của Tập đoàn giao, chủ động phát triển thị trường ngoài ngành, nhất là lĩnh vực cơ khí.
Trong năm 2024, TKV tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh gắn liền với mục tiêu bảo vệ sức khỏe của nhân dân, người lao động; thực hiện chủ trương Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng “Xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.
Phát huy truyền thống “Kỷ luật - Đồng tâm”, TKV sẽ phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2024.
Còn lại: 1000 ký tự
Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho ngư dân dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc

(CHG) Ngày 7/5, thừa uỷ quyền của UBND tỉnh, UBND huyện Cô Tô đã tổ chức trao thưởng đột xuất Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 01 ngư dân có hành động dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc xảy ra vào đêm ngày 20/4/2024.

Xem chi tiết
Quảng Ninh hướng tới thành trung tâm du lịch quốc tế và kinh tế

​(CHG) Mục tiêu đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch kết nối toàn cầu, điểm đến hàng đầu thế giới dựa trên định vị thương hiệu vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long là thiên đường cảnh quan và sự phát triển hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế - xã hội - môi trường với chất lượng cuộc sống của người dân và môi sinh đạt chuẩn quốc tế.

Xem chi tiết
Công bố Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023: Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu

(CHG) Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2023 trung bình cả nước là 82,66%, tăng 2,58% so với năm 2022 (80,08%). Tỉnh cao nhất là Quảng Ninh, đạt 90,61%, tỉnh thấp nhất là Bắc Cạn, đạt 75,03%..

Xem chi tiết
Tuyển sinh, đào tạo tại Trường Cao đẳng – Kỹ thuật Vĩnh Phúc: Bám sát yêu cầu của doanh ngiệp và nhu cầu xã hội

(CHG) Quá trình tuyển sinh, đào tạo, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc luôn tìm hiểu, bám sát nhu cầu thị trường lao động và việc làm, tăng cường gắn kết với doanh nghiệp. Qua đó, học viên sớm làm quen với môi trường làm việc thực tế, phát triển toàn diện kỹ năng nghề, doanh nghiệp không phải đào tạo lại, nhà trường cũng ngày càng hoàn thiện chương trình đào tạo...

Xem chi tiết
Cục QLTT Đắk Lắk phối hợp Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả

​Nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp giữa hai cơ quan Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột, sau nhiều lần góp ý, trao đổi thống nhất giữa hai bên, ngày 13 tháng 4 năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đã tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
2
2
2
3