Trung quốc là một trong những đối tác thương mại và nhà đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam


Bên cạnh vị trí địa lý, thì mức độ hội nhập quốc tế mạnh mẽ của Việt Nam và một nguồn cung bất động sản công nghiệp phong phú và chi phí lao động, sản xuất cạnh tranh với các thị trường lân cận, đã đưa Việt Nam trở thành thị trường có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư Trung Quốc.
NĐT trong lĩnh vực sản xuất “đổ bộ” vào Việt Nam
Trong vòng năm năm qua, Trung Quốc luôn là một trong top 5 quốc gia có lượng đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Số liệu từ Bộ Kế Hoạch và Đầu tư cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc đã đầu tư 2.92 tỷ USD vào Việt Nam, và là quốc gia đứng thứ hai sau Singapore (3.98 tỷ USD) về khối lượng đầu tư.
Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2023, đã có 102 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, Trung Quốc chiếm 14,5% tổng lượng vốn đầu tư, tăng 94,9% theo năm. Về số lượng dự án đăng ký mới, Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu với 21,2%. Cùng kỳ, Trung Quốc cũng là quốc gia đứng thứ nhất về vốn đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, chiếm 22% tổng số lượng đầu tư sản xuất. Singapore và Hong Kong đứng thứ hai và thứ ba với lần lượt 21% và 17% thị phần.
Tổng vốn đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam từ 2018 – 9M/2023
Tổng vốn đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam từ 2018 – 9M/2023 (Đồ thị: Savills)
Tính đến nay, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam 4.032 dự án, tổng vốn đăng ký trên 26 tỷ USD, đứng thứ 6 trên tổng số 144 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Về thương mại, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 175,6 tỷ USD. 10 tháng đầu năm 2023, kim ngach xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 138,9 tỷ USD.
Việt Nam đã nỗ lực vươn lên trên chuỗi giá trị trong nhiều năm và những nỗ lực này đã được đền đáp trong những năm gần đây với cơ hội mang lại từ Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung năm 2019 cùng đại dịch kéo dài từ 2020 và 2021. Điều này đã đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa và tái lập nhà máy của các nhà sản xuất điện tử đa quốc gia bên ngoài Trung Quốc đến Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Chỉ riêng trong năm 2023, một số NĐT lớn từ Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất như: Công ty Shandong HaoHua, vốn đầu tư 500 triệu USD, lĩnh vực chế phẩm cao su và nhựa; Công ty Hainan Longi Green Energy, vốn đầu tư 140 triệu USD, lĩnh vực thiết bị điện; Xiamen Sunrise Group vốn đầu tư 55 triệu USD, lĩnh vực kim loại; Công ty Nice Elite Internatioal Ltd, vốn đầu tư 42 triệu USD, lĩnh vực da và các sản phẩm về da; Công ty Taizhou Huali New Materials, vốn đầu tư 40 triệu USD, lĩnh vực chế tạo cao su và nhựa; . . .
Đặc biệt, trước nhu cầu sản xuất sản phẩm năng lượng mặt trời đang gia tăng tại Việt Nam, các công ty năng lượng mặt trời hàng đầu của Trung Quốc đang mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Trong đó, có Trina Solar - NĐT lớn nhất tại KCN Yên Bình (tỉnh Thái Nguyên) với hai nhà máy đang hoạt động ổn định. Tập đoàn này cũng đang đề xuất triển khai giai đoạn 3 của Dự án Nhà máy này với mức đầu tư dự kiến 420 triệu USD. Đây cũng là mức đầu tư lớn nhất của Tập đoàn này tại nước ngoài trong lĩnh vực quang điện.
Việt Nam tăng cường chuyển đổi chuỗi giá trị.
Lợi thế mà Việt Nam đang có, chính là việc sở hữu lực lượng lao động dồi dào, bao gồm lực lượng lao động có tay nghề cao kèm chi phí lao động cạnh tranh đối với các quốc gia khác trong khu vực. Tuy nhiên, theo lý giải của ông John Campbell - Phó Giám đốc, Bộ phận Dịch vụ Công nghiệp, Savills Việt Nam, các NĐT  chủ yếu tập trung ở khu vực phía Bắc cũng bởi vì có vị trí tiếp giáp Trung Quốc, nên là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu thô. Đồng thời, chi phí cho việc lắp đặt các dây chuyền sản xuất sẽ thấp hơn rất nhiều so với phải di chuyển vào khu vực phía Nam.
Thêm vào đó, mức độ hội nhập kinh tế cao của Việt Nam là điều đáng chú ý. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ kinh tế, thương mại với khoảng 224 đối tác đến từ nhiều quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Đáng chú ý, Chính phủ trong thời gian qua đã đưa ra các ưu đãi về thuế và chiến lược năng lượng sạch để thu hút các NĐT nước ngoài, tạo thêm hấp lực đầu tư tại Việt Nam trong tương quan với các thị trường lân cận. Ông John cho biết thêm.
Tỷ trọng các doanh nghiệp theo quốc gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam, 9M/2023
Tỷ trọng các doanh nghiệp theo quốc gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam, 9M/2023 (Đồ thị: Savills)
Theo ông John Campbell, nhiều NĐT tại Việt Nam đang rốt ráo nâng cao chất lượng xây dựng khu công nghiệp và nhà xưởng xây sẵn của mình. Nổi bật nhất là CNCTech, với khoản đầu tư tại sáu tỉnh trên khắp Việt Nam với 19 khu công nghiệp trải rộng trên 5.487 ha.
Ông John Campbell cũng đề cập đến việc các khu công nghiệp trên toàn quốc có tỷ lệ lấp đầy cao trên 80%. Do đó, trong bối cảnh thị trường công nghiệp đang thay đổi với sự tham gia của nhiều NĐT hơn, thì việc tìm kiếm mặt bằng trống và phù hợp là một thách thức với các doanh nghiệp sản xuất.
Tuy nhiên, ông John cũng khuyến cáo, mặc dù có nhu cầu cao nhưng để thu hút hơn các NĐT, thì nhà phát triển BĐS xây sẵn tại Việt Nam cần phải tập trung vào các dịch vụ giá trị gia tăng cao và các ưu đãi ngoài giá thuê. Ví dụ như dịch vụ gia nhập thị trường, hỗ trợ nhân sự và pháp lý, dịch vụ quản lý, sáng kiến bền vững và làm việc với các cơ quan bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp…
“Song song đó, Chính phủ cần tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động. Cũng như cải thiện các chính sách đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, tăng cường chuỗi cung ứng, đơn giản hóa thủ tục đầu tư và sử dụng đất, cũng như áp dụng số hóa đều là những lĩnh vực trọng tâm của ngành công nghiệp Việt Nam”. Ông John nhận định.
Còn lại: 1000 ký tự
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội long trọng kỷ niệm 29 năm thành lập

(CHG) Ngày 15/5, Lễ kỷ niệm 29 năm thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội đã được tổ chức long trọng tại Trụ sở Tập đoàn Geleximco (Đống Đa, Hà Nội).

Xem chi tiết
Hải Hà: Khởi sắc sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

(CHG) Từ đầu năm đến nay, kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng 29,4%, góp phần vào mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện công nghiệp - dịch vụ.

Xem chi tiết
Hội tụ về Quảng Ninh, lan tỏa từ Quảng Ninh

​(CHG) “Quảng Ninh hội tụ và lan toả” đã trở thành chỉ dẫn để sau hơn 1 thập kỷ Quảng Ninh vươn lên, đã và đang trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc.

Xem chi tiết
Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho ngư dân dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc

(CHG) Ngày 7/5, thừa uỷ quyền của UBND tỉnh, UBND huyện Cô Tô đã tổ chức trao thưởng đột xuất Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 01 ngư dân có hành động dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc xảy ra vào đêm ngày 20/4/2024.

Xem chi tiết
Quảng Ninh hướng tới thành trung tâm du lịch quốc tế và kinh tế

​(CHG) Mục tiêu đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch kết nối toàn cầu, điểm đến hàng đầu thế giới dựa trên định vị thương hiệu vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long là thiên đường cảnh quan và sự phát triển hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế - xã hội - môi trường với chất lượng cuộc sống của người dân và môi sinh đạt chuẩn quốc tế.

Xem chi tiết
2
2
2
3