(CHG) Nhờ vào sự ổn định về chính trị cũng như là những chính sách khuyến khích đầu tư đã thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng. Bên cạnh đó, cùng với nhiều thành tựu ấn tượng trong việc hợp tác và hội nhập, đã đưa Việt Nam trở thành thị trường đầy hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài (FDI)
Những thành tựu ấn tượng từ việc thiết lập, ký kết thương mại hai chiều với gần 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu sau gần 20 năm đổi mới, không chỉ cho thấy những nỗ lực của chính phủ Việt Nam để phát triển kinh tế quốc gia, mà qua đó còn góp phần gia tăng khẳng định vị thế của Việt Nam quan trọng trong chuỗi thương mại toàn cầu.
Bất chấp nền kinh tế vẫn đang phải đối diện với thách thức, Việt Nam hơn một thập kỷ qua vẫn không ngừng thu hút nhà đầu tư khối ngoại
(Đồ thị: Cushman&Wakefield)
Và việc ký kết thêm các hiệp định FTA mới, nâng cấp quan hệ lên tầm Đối tác Chiến lược Toàn diện với các quốc gia như Hàn Quốc, Hoa Kỳ vừa qua. Đặc biệt, chuyến thăm của tổng thống Biden vừa rồi đã mang đến thỏa thuận về hợp tác toàn diện và phát triển thị trường sản xuất công nghệ cao và bán dẫn giữa 2 quốc gia, thêm một lần nữa đưa Việt Nam trở thành thị trường đầy hấp dẫn đối với nhà đầu tư FDI.
Theo Cushman & Wakefield (NYSE: CWK) - Một trong những công ty dịch vụ bất động sản lớn nhất thế giới, cho biết Việt Nam đã và đang tiếp tục lọt vào "tầm ngắm" của một lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Thị trường BĐS Việt Nam, trong đó hai thành phố lớn đáng chú ý là TP.HCM - trung tâm kinh tế tài chính và Hà Nội - trung tâm chính trị của cả nước, có những bước phát triển nhanh chóng sau khi bộ luật về BĐS được ban hành vào năm 2003. Kể từ đó, hoạt động M&A nói chung và trong lĩnh vực BĐS nói riêng, cũng được ghi nhận đã tăng lên đáng kể cả về số lượng và giá trị giao dịch.
Báo cáo của Cushman & Wakefield cũng cho thấy, mặc dù tình hình nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS nói riêng từ đầu năm 2023 đến nay còn gặp nhiều thách thức, nhưng các giao dịch đầu tư và M&A bất động sản vẫn diễn ra.
Tuy nhiên các giao dịch trong năm 2023 đã được ghi nhận theo dữ liệu của RCA và Cushman & Wakefield có số lượng ít hơn và tổng giá trị nhỏ hơn 2022. Tổng giá trị giao dịch đầu tư và M&A BĐS tạm tính trong 9 tháng đầu năm 2023 đạt 729 triệu USD, giảm 33% do so với cùng kỳ do thiếu thương vụ có giá trị lớn (Năm 2022 có thương vụ mua lại dự án văn phòng Capita Place trị giá 500 triệu USD). Trong đó, dẫn đầu là các nhà đầu tư gốc Á từ Singapore, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc với lợi thế về vị trí địa lý, sự tương đồng về văn hóa, và am hiểu pháp luật địa phương.
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn tập trung vào các loại tài sản truyền thống tại Việt Nam (Ảnh: Bảo Lan)
Nhìn chung, số liệu giao dịch 2023 cho thấy các nhà đầu tư ngoại vẫn chiếm phần lớn trong hoạt động giao dịch, thu mua và đầu tư BĐS. Trong khi khối nội chỉ chiếm chưa đến 10% số lượng giao dịch. Theo bà Trang Bùi – Giám đốc cấp cao của Cushman & Wakefield Việt Nam cho rằng, nguyên nhân là do doanh nghiệp nội hiện vẫn đang đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi như tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, pháp lý dự án chưa được tháo gỡ, trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều bất cập, chưa tiếp cận được dòng vốn.
Bà Trang Bùi cũng cho hay, trong chuỗi sự kiện đầu tư do Cushman & Wakefield tổ chức đầu năm nay, Cushman & Wakefield đã thực hiện khảo sát với các khách hàng rộng khắp Châu Á – TBD của mình về thị trường mà họ đang quan tâm nhất, đa số các phản hồi đều rất tích cực với tiềm năng đầu tư tại Việt Nam.
“Khi bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động và một quốc gia mới nổi như Việt Nam đã trở thành một thị trường tiềm năng thu hút đầu tư. Nhưng quan trọng hơn hết, tỷ suất sinh lợi hấp dẫn ở một thị trường mới nổi như Việt Nam chính là yếu tố quan trọng trong các quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài”. Bà Trang Bùi nhấn mạnh.
Nhìn lại các giao dịch trong giai đoạn 2018 – 9 tháng đầu năm 2023, dữ liệu từ RCA và Cushman & Wakefield đã chỉ ra, Việt Nam ghi nhận tổng lượng vốn đầu tư và M&A bất động sản đạt khoảng 4,2 tỷ USD, trong đó loại hình Nhà ở và Công nghiệp chiếm tỷ trọng lần lượng 46% và 28%. "Điều này cho thấy khẩu vị của nhà đầu tư FDI vẫn tập trung vào các loại tài sản truyền thống tại Việt Nam, phục vụ chính cho nhu cầu ‘an cư, lạc nghiệp’. Giám đốc cấp cao của Cushman & Wakefiel kết luận.
6
Truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm”- Sức mạnh nội lực của ngành Than
(CHG) Ngành Than là ngành công nghiệp đầu tiên của đất nước ta với lịch sử 184 năm khai thác. Trên hành trình phát triển, ngành Than và Vùng mỏ Quảng Ninh luôn phát huy sức mạnh nội lực “Kỷ luật và Đồng tâm”. Đây được coi là biểu tượng sức mạnh đoàn kết, tinh thần “thép” giúp lớp lớp thợ mỏ tiếp tục phát huy, kết hợp với sức mạnh thời đại để vượt qua mọi khó khăn, đưa ngành Than phát triển mạnh mẽ.
Xem chi tiết
Cơ khí TKV với các hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ
(CHG) Trong suốt quá trình phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), ngành cơ khí giữ khâu sản xuất quan trọng chuyên chế tạo, cung cấp, sửa chữa thiết bị, vật dụng phục vụ công tác đào lò, khai thác, vận tải khoáng sản. Từ đầu năm 2024 đến nay, cơ khí TKV đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, giữ vững đà tăng trưởng ấn tượng.
Xem chi tiết