Xuất khẩu dệt may tăng tốc trên đường đua tỷ USD


Là một trong 4 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD trong tháng 1/2024, dệt may Việt Nam đã có khởi đầu thuận lợi và tiếp tục đường đua xuất khẩu.

Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, chỉ số sản xuất của ngành dệt may tháng 1/2024 khá khả quan, trong đó dệt tăng 46,2%; sản xuất trang phục tăng 20,9%. Sản phẩm vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 57%; quần áo mặc thường tăng 25,8%...

Tương ứng với đó, dệt may cũng đứng vào top 4 ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng 28,6% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả khả quan như trên được nhận định là nhờ sự phục hồi của các doanh nghiệp từ cuối năm 2023, khi đơn hàng dần tăng trở lại nhờ nhu cầu may mặc dịp lễ, Tết.

Điển hình như Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, hiện doanh nghiệp đã ký được những đơn hàng mới cho 6 tháng đầu năm 2024. Theo đó, TNG cũng đã lên kế hoạch doanh thu năm 2024 tăng từ 5 - 10% so với năm 2023.

Hay với Tổng Công ty May 10 - CTCP, do giữ được uy tín với các nhà nhập khẩu, đơn hàng của doanh nghiệp tuy chưa dồi dào, nhưng không còn quá khó khăn như năm vừa qua. Năm 2024, May 10 đặt mục tiêu doanh thu đạt 4.500 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 130 tỷ đồng, thu nhập bình quân 9,5 triệu đồng/người/tháng.

oanh nghiệp dệt may cũng cần tập trung tìm kiếm, khơi dậy và phát huy những điểm đột phá, tạo nên bí quyết thành công, vượt qua sóng cả và đón đầu xu hướng mới.
Xuất khẩu dệt may tăng tốc trên đường đua tỷ USD. Ảnh minh hoạ

Năm 2024, theo phân tích từ lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam có những chỉ dấu sáng cho ngành dệt may hồi phục trở lại, nhất là tại những thị trường xuất khẩu truyền thống và lớn của ngành. Trong đó, Mỹ với tín hiệu có thể có 3 đợt cắt giảm lãi suất lên tới 0,75% là động lực thúc đẩy tiêu dùng trở lại.

Bên cạnh đó, các quốc gia cạnh tranh gặp nhiều vấn đề về lao động, xung đột vũ trang ở trong nước, trong khi Việt Nam là một điểm đến an toàn cũng là một động lực mới cho đơn hàng có khả năng quay lại Việt Nam tốt hơn. Kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục ổn định, dự báo tăng trưởng GDP cao hơn 2023.

Dù vậy, bài học kinh nghiệm từ năm 2023 cho thấy thị trường thế giới hiện nay biến động rất khó lường, do vậy việc chuẩn bị tâm thế vững vàng, nội lực đủ mạnh để chớp nhanh cơ hội, đồng thời nâng cao sức chống chịu là khuyến cáo chung được nhiều chuyên gia đưa ra.

Bản thân doanh nghiệp dệt may trong nước trên cơ sở “sức khoẻ” thực tế đều có định hướng và giải pháp ứng phó.

Với May 10, ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc May 10 cho biết, doanh nghiệp sẽ tập trung và chủ động tìm kiếm, khai thác thị trường trong nước và quốc tế, lo đủ việc làm cho người lao động trong chiến lược đa dạng hóa thị trường, mặt hàng, khách hàng.

Bên cạnh đó, tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy theo hướng tinh gọn và hợp lý; tập trung công tác phục vụ cho sản xuất, nghiên cứu và chuyển đổi sản phẩm, nghiên cứu sản phẩm mới, chất liệu mới, đẩy nhanh tốc độ may mẫu, dập mẫu, chất lượng mẫu... để làm các đơn hàng khó, kết cấu sản phẩm phức tạp, thời gian giao hàng nhanh...

Với May Hưng Yên, ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty May Hưng Yên – CTCP cho hay, doanh nghiệp sẽ tiếp tục đầu tư thiết bị theo chiều sâu, sử dụng thiết bị tự động hóa, số hóa nhiều để sản xuất hàng trị giá cao, đồng thời tập trung tăng năng suất lao động.

Nhấn mạnh vào tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), ông Đặng Vũ Hùng - Thành viên HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam nhận định, với 16 FTA đã có hiệu lực hàng hóa Việt Nam có cơ hội tiếp cận một thị trường rộng lớn. Khi các hiệp định vào cuộc thì vai trò chuỗi cung ứng rất quan trọng. Khách hàng sẽ tìm tới những nhà cung ứng có khả năng cung cấp trọn gói sản phẩm dệt may. Hiện nay, thị trường đang ấm dần, nhiều tập đoàn bán lẻ trong khối thành viên FTA như Canada, Úc, châu Âu… đã tìm đến Việt Nam để kiếm chuỗi cung ứng có giá thành cạnh tranh.

Trên cơ sở đó, Tập đoàn Dệt may Việt Nam tiếp tục tiến hành liên kết doanh nghiệp sản xuất sợi, dệt, vải để hoàn thiện chuỗi cung ứng. Riêng mảng dệt kim, tập đoàn xây dựng chuỗi cung ứng cụ thể, đi vào cụ thể hóa từng dòng sản phẩm, từng thị trường mục tiêu, đa dạng hóa mặt hàng, xây dựng giải pháp phát triển phù hợp và phát huy được năng lực của đội ngũ cho từng thị trường, hoạch định.

Đại diện cho doanh nghiệp ngành sợi, ông Trần Hữu Phong - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vinatex Phú Hưng thông tin, môi trường dệt may trở nên rất nhạy cảm và linh hoạt với bất kỳ thay đổi nào đến từ các yếu tố của nền kinh tế, chính trị thế giới. Do vậy, quan điểm quản trị và điều hành các công ty sợi hiện nay cũng phải thay đổi để phù hợp với xu thế mới. Thay vì quản trị nhà máy - yếu tố đem lại hiệu quả cho ngành thì trong bối cảnh hiện nay việc tập trung thu mua nguyên liệu (chiếm 70-80% giá thành sản phẩm) cũng hết sức quan trọng và cần thiết quyết định hiệu quả của ngành sợi trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.

Lãnh đạo Vinatex Phú Hưng thông tin thêm, sợi đã bắt đầu có đơn hàng mới, hy vọng doanh nghiệp giảm lỗ và có lãi từ quý II, III/2024. “Tâm thế của chúng ta hiện không phải là đối phó khó khăn mà là nắm thời cơ, chớp cơ hội để có hiệu quả cao nhất. Chuẩn bị điều kiện thiết bị, năng lực quản trị, sản xuất với năng suất, chất lượng cao nhất. Tiếp tục tiết kiệm và đảm bảo chi phí sản xuất tốt, có hiệu quả sớm nhất”, ông Trần Hữu Phong nhấn mạnh.

 

Nguồn: Công thương

Còn lại: 1000 ký tự
“Cơn bão” sáng tạo đổ bộ Hà Nội- hơn 3 vạn người hào hứng khám phá Lễ hội hot nhất trong năm​

(CHG) Diễn ra trong 9 ngày (từ 09/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.

Xem chi tiết
TP. Hồ Chí Minh: Thu hút gần 90.000 lượt khách đến với “Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024”

(CHG) Diễn ra từ ngày 06- 10/11/2024, “Tuần lễ sản phẩm OCOP 2024” tổ chức tại Công viên Văn hoá Lê Thị Riêng, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh đã thu hút gần 90.000 lượt khách tham quan và mua sắm.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
Truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm”- Sức mạnh nội lực của ngành Than

(CHG) Ngành Than là ngành công nghiệp đầu tiên của đất nước ta với lịch sử 184 năm khai thác. Trên hành trình phát triển, ngành Than và Vùng mỏ Quảng Ninh luôn phát huy sức mạnh nội lực “Kỷ luật và Đồng tâm”. Đây được coi là biểu tượng sức mạnh đoàn kết, tinh thần “thép” giúp lớp lớp thợ mỏ tiếp tục phát huy, kết hợp với sức mạnh thời đại để vượt qua mọi khó khăn, đưa ngành Than phát triển mạnh mẽ.

Xem chi tiết
Cơ khí TKV với các hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ

(CHG) Trong suốt quá trình phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), ngành cơ khí giữ khâu sản xuất quan trọng chuyên chế tạo, cung cấp, sửa chữa thiết bị, vật dụng phục vụ công tác đào lò, khai thác, vận tải khoáng sản. Từ đầu năm 2024 đến nay, cơ khí TKV đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, giữ vững đà tăng trưởng ấn tượng.

Xem chi tiết
2
2
2
3