Xung lực từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - châu Âu


CHG - Sau 1 năm thực thi Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (EVFTA), trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt gần 55 tỉ USD, tăng 12,1% so với giai đoạn cùng kỳ. Hiệp định EVFTA đã mở ra các cơ hội hợp tác rộng lớn, góp phần đẩy mạnh hoạt động giao thương, kết nối đầu tư cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân của cả hai bên.

Lễ công bố xuất khẩu lô chanh leo đầu tiên sang thị trường EU theo Hiệp định EVFTA, năm 2020. Ảnh: Nguyễn Giang

Tác dụng tích cực từ Hiệp định EVFTA

Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công thương cho biết, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU sau một năm thực thi Hiệp định EVFTA đạt 54,87 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 38,48 tỷ USD, tăng 11,3% và kim ngạch nhập khẩu đạt 16,39 tỷ USD, tăng 14,04%.

Mặc dù Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát tại vùng xuất khẩu trọng điểm phía Nam, 9 tháng năm 2021, thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và EU vẫn ghi nhận sự tăng trưởng khả quan, kể cả so với thời kỳ trước đại dịch, với kim ngạch đạt 41,3 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu đạt 28,85 tỷ USD, tăng 11,7% và nhập khẩu đạt 12,4 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2020. Kết quả trên rất có ý nghĩa trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, gây ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động kinh tế, thương mại của các nước.

Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh nhấn mạnh, những kết quả tích cực sau một năm triển khai EVFTA đã đáp ứng được kỳ vọng về kim ngạch thương mại đề ra. Sau một năm thực thi, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU sử dụng mẫu chứng nhận xuất xứ cho thị trường EU đạt tỷ lệ khá cao ở mức gần 8 tỷ USD, cho thấy nhiều doanh nghiệp đã chú ý và tận dụng tốt các ưu đãi cắt giảm thuế quan trong hiệp định.

Kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) Việt Nam cho thấy, hơn 30% doanh nghiệp được khảo sát hiểu và nắm rõ các thông tin về các cam kết trong EVFTA so với mức trung bình 22,95% ở các FTA khác. Theo đánh giá của VCCI, Hiệp định EVFTA là một trong những hiệp định thương mại tự do của Việt Nam có tỷ lệ tận dụng tốt nhất trong năm đầu tiên thực thi.

Theo số liệu của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), Việt Nam hiện đã vươn lên trở thành đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của EU trong khu vực ASEAN, với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2020 đạt 43,2 tỷ EUR và xếp trong Top 10 các nước cung ứng hàng hóa lớn nhất vào thị trường EU.

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương cho rằng, nhờ có Hiệp định EVFTA, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU đã tăng trưởng theo hướng bền vững hơn, cả về chất và lượng. Nông sản, dệt may, thủy sản là những ngành hàng đã tận dụng tốt các cơ hội từ hiệp định. Ngoài cơ hội về mở rộng, đa dạng hóa thị trường, Hiệp định EVFTA cũng đem lại cho Việt Nam cơ hội để cải cách thể chế, minh bạch hóa, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh và chuyển đổi cơ cấu hàng hóa hướng tới xuất khẩu các mặt hàng giá trị gia tăng cao.

Chủ động đổi mới để không “lỡ nhịp”

Theo các chuyên gia kinh tế, việc thực thi Hiệp định EVFTA đã mang lại những kết quả tích cực cho thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và EU, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU. Tuy nhiên, còn không ít vấn đề đặt ra trước mắt để tận dụng hiệu quả những ưu đãi từ Hiệp định EVFTA.

Bên cạnh những thách thức khách quan từ bối cảnh dịch bệnh, Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức chủ quan từ nội tại doanh nghiệp và đặc thù thị trường. Kể cả với lợi thế từ EVFTA, Việt Nam hiện vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường EU do chưa hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu đặt ra từ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật cao và khắt khe với mục đích là bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững...

Trong khi đó, xu hướng bảo hộ và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại và các rào cản phi thuế quan từ EU ngày càng gia tăng. Đây vẫn là nút thắt lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần chú ý khi tiếp cận thị trường.

Trước bức tranh kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi tích cực, cùng sự nổi lên của những xu hướng thương mại và đầu tư mới đang dần định hình và phát triển giai đoạn hậu Covid-19, các doanh nghiệp cũng cần nhanh chóng nắm bắt, chủ động thích nghi, đổi mới chính mình để không bỏ lỡ nhịp tham gia sâu vào tái cấu trúc chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu.

Việc thực thi Hiệp định EVFTA tạo cơ hội cho trái cây Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU. Ảnh: Cao Trần

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam EuroCham, ông Alain Cany nhấn mạnh, Việt Nam và EU cần hợp tác chặt chẽ trong việc giải quyết các vấn đề tồn tại vì lợi ích chung của cộng đồng doanh nghiệp. Nhận định với việc dịch bệnh được kiểm soát trở lại, cùng lợi thế lớn từ EVFTA và tới đây là EVIPA, ông Alain Cany cho rằng, Việt Nam sẽ có cơ hội thu hút làn sóng FDI mới từ các nhà đầu tư châu Âu đang tìm kiếm một điểm đến ổn định, an toàn, thịnh vượng và cạnh tranh.

Để tranh thủ tối đa EVFTA, trong cuộc tiếp xúc song phương với bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) ngày 1-11, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị EU tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU, nhất là nông sản, thủy sản, tranh thủ hợp tác, đầu tư trong các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu, EU có thế mạnh như thương mại điện tử, kinh tế tuần hoàn, năng lượng tái tạo, nông nghiệp xanh... Đồng thời, đề nghị EU thúc đẩy các nước thành viên hoàn tất phê chuẩn EVIPA, sớm đưa vào thực thi hiệu quả, bảo hộ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp hai bên.

Nguồn: Báo Biên Phòng

Còn lại: 1000 ký tự
Quảng Ninh hướng tới thành trung tâm du lịch quốc tế và kinh tế

​(CHG) Mục tiêu đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch kết nối toàn cầu, điểm đến hàng đầu thế giới dựa trên định vị thương hiệu vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long là thiên đường cảnh quan và sự phát triển hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế - xã hội - môi trường với chất lượng cuộc sống của người dân và môi sinh đạt chuẩn quốc tế.

Xem chi tiết
Công bố Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023: Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu

(CHG) Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2023 trung bình cả nước là 82,66%, tăng 2,58% so với năm 2022 (80,08%). Tỉnh cao nhất là Quảng Ninh, đạt 90,61%, tỉnh thấp nhất là Bắc Cạn, đạt 75,03%..

Xem chi tiết
Tuyển sinh, đào tạo tại Trường Cao đẳng – Kỹ thuật Vĩnh Phúc: Bám sát yêu cầu của doanh ngiệp và nhu cầu xã hội

(CHG) Quá trình tuyển sinh, đào tạo, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc luôn tìm hiểu, bám sát nhu cầu thị trường lao động và việc làm, tăng cường gắn kết với doanh nghiệp. Qua đó, học viên sớm làm quen với môi trường làm việc thực tế, phát triển toàn diện kỹ năng nghề, doanh nghiệp không phải đào tạo lại, nhà trường cũng ngày càng hoàn thiện chương trình đào tạo...

Xem chi tiết
Cục QLTT Đắk Lắk phối hợp Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả

​Nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp giữa hai cơ quan Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột, sau nhiều lần góp ý, trao đổi thống nhất giữa hai bên, ngày 13 tháng 4 năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đã tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp trong công tác đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất

Xác định được tầm quan trọng của khoa học công nghệ (KHCN), thời gian qua, các đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh đã chủ động ứng dụng phần mềm, công nghệ, kỹ thuật vào hoạt động, qua đó tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển bền vững.

Xem chi tiết
2
2
2
3