Cảnh giác với tội phạm mua bán người


(CHG) Mua bán người là tội phạm có nguồn thu lợi bất chính cao thứ ba, chỉ sau mua bán ma túy và mua bán vũ khí. Nạn nhân không chỉ là phụ nữ, trẻ em, mà đã xuất hiện tình trạng mua bán nam giới, mua bán trẻ sơ sinh, bào thai, mua bán nội tạng,… Trước kia, loại tội phạm này chỉ xuất hiện ở các thành phố hoặc các tỉnh biên giới thì đến nay đã lan rộng ra hầu hết các tỉnh thành phố trên phạm vi cả nước. Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến phức tạp các đối tượng cũng thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động. Bọn chúng triệt để lợi dụng sự phát triển của khoa học công nghệ, mạng Internet để gia tăng hoạt động phạm tội.

Tại Đồng Tháp, có đường biên giới quốc gia giáp với Vương quốc Campuchia với chiều dài hơn 50,5 km có 02 cửa khẩu quốc tế và 05 cửa khẩu phụ nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ để bọn tội phạm mua bán người lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội.

     Thủ đoạn của tội phạm mua bán người hiện nay rất đa dạng, thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là tìm cách đưa nạn nhân trái phép ra nước ngoài sau đó lừa bán. Để thực hiện, bọn chúng sử dụng nhiều chiêu thức:

     - Lừa đi tìm việc làm thu nhập cao. Lợi dụng hoàn cảnh kinh tế gia đình của nạn nhân gặp khó khăn, bọn chúng vẽ ra một viễn cảnh làm việc nhàn hạ, lương cao để lừa nạn nhân.

     - Lừa gạt, dụ dỗ những phụ nữ mang thai ngoài ý muốn, có hoàn cảnh khó khăn xuất cảnh trái phép ra nước ngoài để bán bào thai hoặc sinh con và bán trẻ sơ sinh.

     - Thông qua mạng xã hội như Zalo, Facebook để làm quen, kết bạn nhằm môi giới hôn nhân nước ngoài trái phép hoặc giả vờ yêu đương, dụ dỗ nạn nhân đi nước ngoài du lịch sau đó lừa bán.

     - Ngoài ra, chúng còn dụ dỗ, lôi kéo những người có nhu cầu xuất khẩu lao động với chi phí thấp, lương cao, thủ tục đơn giản, tổ chức xuất cảnh trái phép ra nước ngoài sau đó bán để cưỡng bức lao động.

     Nhìn chung, thủ đoạn của tội phạm mua bán người rất tinh vi, xảo quyệt nhưng về bản chất, đa số bọn chúng sử dụng hai yếu tố “tình” và “tiền” để đưa nạn nhân vào bẫy.

     Trong thời gian tới, để phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này, mọi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Trong đó cần lưu ý một số vấn đề sau:

     Thứ nhất, Luôn cảnh giác, đề phòng người lạ hoặc cả người quen đi làm ăn xa trở về hứa hẹn, dụ dỗ tìm việc có thu nhập cao ở các nhà máy, cửa hàng, quán bar, giúp việc ở nước ngoài hoặc lấy chồng nước ngoài giàu có.

     Thứ hai¸Từ chối sự giúp đỡ về tiền bạc, lợi ích vật chất của người lạ mới quen. Cảnh giác với các mối quan hệ quen qua mạng, người lạ mới xuất hiện ở địa phương nhất là những người không rõ ràng về nhân thân, công việc, quan hệ xã hội. Hoặc mới quen mà tỏ vẻ yêu quý mình, mong muốn gặp mặt.

     Thứ ba, Khi định đi làm ăn xa hay đi chơi, du lịch nên kể với một số bạn bè hoặc người thân trong gia đình. Luôn đặt ra những nghi vấn đối với các trường hợp rủ đi làm ăn lương cao nhưng phải “giữ bí mật” với bất cứ lý do nào.

     Thứ tư, Thường xuyên tuyên truyền cho những người thân trong gia đình, bạn bè biết và cảnh giác với bọn tội phạm và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất khi phát hiện các hành vi, đối tượng nghi vấn phạm tội mua bán người.

     Mọi thông tin tố giác tội phạm, mọi người dân có thể gọi Trực ban Công an tỉnh Đồng Tháp số điện thoại 0693.626.112 hoặc Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đồng Tháp số điện thoại 0693.620.245.

Nguồn: CA Đồng Tháp

Còn lại: 1000 ký tự
Đắk Lắk: Phát hiện hơn 20 tấn giá đỗ ngâm chất cấm có thể gây tử vong

(CHG)-Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa triệt phá thành công chuyên án đấu tranh làm rõ, bắt xử lý bốn vụ vi phạm quy định về an toàn thực phẩm với quy mô rất lớn. Đặc biệt điểm đến của một số thực phẩm này là Bách Hóa xanh khiến người tiêu dùng hoang mang.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử lý 01 cơ sở kinh doanh điện thoại, linh kiện điện tử,…

(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
2
2
2
3