Hàng giả… luồn qua “lỗ hổng” pháp lý


(CHG) Cuộc chiến chống buôn lậu, gian lận thương, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… ngày càng cam go, bởi chiều hướng gia tăng của loại hành vi này. Liệu nguyên nhân có phải chỉ ở “lỗ hổng” pháp lý hay còn phải lưu ý đến nguyên nhân khác?

Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, từ nhiều năm nay, mỗi năm, ngành Tòa án xét xử hàng ngàn vụ án liên quan đến hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả… Nhưng những hành vi gian lận này vẫn đang ngày một gia tăng, với thủ đoạn ngày càng tinh vi và quy mô ngày càng lớn. Từ những vụ việc có giá trị vài chục triệu đồng trước đây, nay đã lên tới hàng trăm, hàng chục tỷ đồng.

Câu hỏi đặt ra là vì sao hệ thống pháp luật đã tương đối đầy đủ, với các chế tài xử phạt hành chính, xử lý hình sự mà hàng giả, hàng nhái… vẫn gia tăng, len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội?

Lực lượng quản lý thị trường Hải Dương phát hiện cơ sở trộn cám mỳ với bột đá rồi giả nhãn hiệu của Công ty TNHH Sản xuất bột mỳ VIMAFLOUR

Không khó để nhận thấy “lỗ hổng” pháp lý đang làm cho thực trạng sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái… ngày càng có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.

Theo đánh giá và thống kê của cơ quan quản lý thị trường, số lượng các vụ vi phạm sản xuất, buôn bán hàng giả được phát hiện ngày càng nhiều, nhưng số lượng các vụ án được thụ lý và đưa ra xét xử tại tòa án lại chưa tương xứng.

Các vụ việc được phát hiện chủ yếu bị xử lý bằng hình thức xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa, chưa áp dụng mạnh chế tài hình sự nên chưa đủ sức răn đe.

Đơn cử, pháp luật quy định hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả không phải là hàng hóa thiết yếu có giá trị dưới 30 triệu đồng chỉ bị xử lý hành chính. Lợi dụng kẽ hở này, các đối tượng chia nhỏ số lượng hàng giả, có giá trị thấp để tiêu thụ, trốn tránh bị xử lý hình sự…

Đáng nói nữa, cho dù áp dụng hình thức xử lý hình sự thì hầu hết hành vi phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả chỉ bị các cơ quan chức năng xem xét, đánh giá là loại tội phạm ít nghiêm trọng - nghĩa là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội.

Lợi dụng “lỗ hổng” pháp lý này, “gian thương” nhanh chóng trả đủ số tiền phạt khắc phục hậu quả do mình gây ra để được hưởng khung hình phạt thấp, thậm chí tội phạm còn được hưởng án treo. Cho nên, so với các tội phạm khác, loại tội phạm này có xu hướng ngày càng gia tăng, bởi hiệu quả răn đe chưa cao.

Cần nhấn mạnh rằng, các cơ quan chức năng không thể coi hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả… là ít nghiêm trọng, gây nguy hại không lớn cho xã hội.

Nghị quyết số 41 (ngày 9/5/2015) của Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới đã sớm chỉ rõ tính chất nguy hiểm rất lớn cho xã hội của loại tội phạm này: “Tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn biến phức tạp, với thủ đoạn tinh vi và gắn với tệ nạn tham nhũng, làm thất thu ngân sách, thất thoát tài nguyên, tác động xấu đến môi trường đầu tư, kinh doanh và hội nhập quốc tế…”. Bởi thế, nếu cứ xem nhẹ loại tội phạm này thì càng làm nguy hại cho tình hình kinh tế - xã hội.

                                                             Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội bắt rượu giả

“Lỗ hổng” pháp lý không có nghĩa chỉ thuần túy nói đến kẽ hở của luật pháp hiện hành để “gian thương” lợi dụng mà còn phải nhắc đến khía cạnh cũng có tính pháp lý khác.

Ở khía cạnh này, Chính phủ đã nêu đậm nét trong Nghị quyết số 41 rằng, có nhiều nguyên nhân để tình hình buôn lậu, hàng giả… gia tăng và diễn biến phức tạp, trong đó nổi lên là một số bộ, ngành, chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng chưa thực sự vào cuộc, chưa quan tâm chỉ đạo, chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả xã hội vào đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; có khi vì lợi ích cục bộ đã làm ngơ, buông lỏng quản lý và đấu tranh; một bộ phận cán bộ, công chức tha hóa, biến chất lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; công tác điều tra, xử lý buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có trường hợp chưa thực sự khách quan, nghiêm minh, còn nể nang, bao che; hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, sơ hở nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung…

Những nguy hại của vấn nạn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, an toàn của cộng đồng, sức khỏe của người dân luôn luôn tiềm ẩn.

Thế nên, cho rằng công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả… cần phải lưu ý đến nguyên nhân khác cũng liên quan đến vấn đề có tính pháp lý là vậy. Cần phải xử lý nghiêm khắc hơn nữa với vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng để bảo vệ người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp sản xuất chân chính.

Còn lại: 1000 ký tự
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3