Ngoài ra “phong trào” tự chế các loại pháo nổ ngày một gia tăng. Đã có không ít vụ tai nạn thương tâm, đáng lo khi nhiều nạn nhân đang còn là lứa tuổi học sinh.
Tràn lan dạy cách chế pháo nổ
Trên YouTube không khó để có thể tìm kiếm các kênh với hàng ngàn người theo dõi, đăng tải các video clip dạy cách làm các loại pháo. Thông tin trong các đoạn clip còn hướng dẫn cụ thể công thức, trộn hóa chất để tạo hiệu ứng nổ, tiếng hú, tiếng rền của viên pháo. Để minh chứng cho chất lượng pháo, tay nghề làm pháo, các chủ kênh còn quay video thực hiện nổ pháo ngoài trời. Sau khi đăng tải đã nhận được hàng trăm lượt bình luận, trao đổi về cách làm pháo nổ để đạt chất lượng cao nhất.
Một vòng dạo quanh trên mạng xã hội Facebook, cũng xuất hiện hàng loạt hội, nhóm trao đổi, mua bán nguyên liệu chế thuốc pháo. Có nhóm còn đặt tên công khai như: "Bán các loại thuốc nổ”, "Mình có bán kclo3, lưu huỳnh, than, natribenzoat và thuốc nổ đen, trắng", “Đồ chơi Tết 2022”, “Pháo nổ chơi Tết” hoạt động bên cạnh các nhóm riêng tư cũng liên quan đến vấn đề thuốc nổ, kíp nổ.
Tại đây, hình ảnh pháo nổ, nguyên liệu chế tạo pháo được rao bán công khai. Hoặc nếu có nhu cầu chỉ cần tham gia vào nhóm là có thể đăng tải thông tin mua các loại thuốc nổ, dây cháy chậm để làm pháo. Cá biệt còn rao bán cả pháo nổ thành phẩm nhập lậu cho ai mua chơi Tết.
Trên trang tìm kiếm Google, chỉ cần gõ cụm từ "thuốc pháo" sẽ cho ra hàng loạt kết quả, trong đó có cả các trang thương mại điện tử. Tại các trang này, các gian hàng sẽ giới thiệu bán các túi lẻ tùy theo nhu cầu sử dụng hoặc combo 3 loại dưới dạng phân bón "1kg Kclo3 + 1kg than + 500g lưu huỳnh hàng tinh khiết không pha" với giá dạo quanh ngưỡng 200 nghìn đồng tùy theo khối lượng. Tuy nhiên combo này thực chất là hóa chất được bán lẻ đúng theo tỷ lệ để chế thuốc pháo. Không khó có thể thấy dưới phần phản hồi có không ít bình luận cho rằng "hàng tốt nổ to", "hàng dạt không như mong đợi” hoặc “chuẩn hàng chơi Tết”... cho thấy người mua không phải là nông dân và mục đích sử dụng không để phục vụ trồng trọt.
Tự chế pháo nổ, tai nạn thương tâm
Ngày 5/1/2022, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận em T.Đ.A. (15 tuổi, ở phường Thanh Sơn, TP Uông Bí), nhập viện với vết thương vùng bàn tay trái và hai mắt do tai nạn pháo nổ.
Gia đình em Đ.A. cho biết, khoảng 30 phút trước khi vào viện, em Đ.A. tự chế pháo tại nhà không may phát nổ. Hậu quả em Đ.A. bị đau, chảy máu vùng bàn tay trái, đau rát vùng mặt, hai mắt cộm, chói, chảy nước mắt. Gia đình đã nhanh chóng đưa em đến bệnh viện để cấp cứu. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hai mắt có nhiều dị vật, bỏng kết giác mạc độ 1, vết thương bàn tay trái, bỏng xây xát da mặt độ 1-2.
Ngày 20/12/2021, tại thôn Thanh Văn 2, xã Tân Hoa, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã phát hiện tiếng nổ lớn tại nhà anh Phan Văn D. Cảnh tượng sau vụ nổ khiến nhiều người có mặt tại hiện trường không khỏi rùng mình: Cháu Phan Công M. (SN 2008, con anh D.), trên người nhiều vết thương, nằm bất động giữa ngổn ngang xác pháo. Mặc dù được nhanh chóng đưa đến Trung tâm Y tế huyện cấp cứu. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng, cháu M không qua khỏi. Vụ nổ còn khiến cháu L.P.L (7 tuổi) và cháu H.L.H (5 tuổi) bị thương nhẹ.
Công an huyện Lục Ngạn xác định, nguyên nhân vụ nổ dẫn đến cái chết thương tâm của cháu M là do cháu sử dụng một số hóa chất trộn với nhau rồi cuốn thành các khối hình trụ tạo pháo nổ. Trong quá trình chế pháo, pháo đã phát nổ và gây ra vụ việc trên. Tại hiện trường cơ quan Công an phát hiện trong ngăn kéo bàn học của cháu M. còn 9 quả pháo tự chế.
Do thiếu hiểu biết và thực hiện làm pháo nổ tự chế “học theo” trên mạng nên nhiều trường hợp tai nạn thương tâm xảy ra. Mặt khác nạn nhân trong phần lớn các vụ tai nạn về pháo là những thanh thiếu niên đang tuổi cắp sách tới trường.
Nhiều đối tượng mua bán, vận chuyển pháo nổ trái phép bị bắt giữ
Ngày 5/1/2022, tại khu vực Cầu Lồi (thuộc khối Bắc, xã Diễn Hồng, Diễn Châu, Nghệ An), Công an Thị xã Hoàng Mai đã bắt quả tang đối tượng Nguyễn Văn Phượng (SN 1997, trú tại xã Tân Thành, Yên Thành) đang có hành vi vận chuyển pháo nổ, thu giữ 1 bao tải trắng bên trong chứa 8 hộp pháo nổ loại 36 quả.
Mở rộng điều tra, ngày 7/1/2022, tại khu vực nghĩa trang Phúc Lộc (xã Tân Thành, Yên Thành), Công an Thị xã Hoàng Mai đã bắt quả tang đối tượng Hoàng Văn Thao (SN 1992, trú tại xã Tân Thành, huyện Yên Thành) đang có hành vi vận chuyển 25 hộp pháo loại 36 quả đi tiêu thụ. Quá trình khám xét khẩn cấp chỗ ở của Hoàng Văn Thao, lực lượng chức năng thu giữ thêm 40 hộp pháo.
Từ lời khai của các đối tượng, Cơ quan điều tra đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Hoàng Văn Thám (SN 1986, trú tại xã Tân Thành, Yên Thành, là anh trai của Thao) và Nguyễn Văn Quế (SN 1987, trú tại xã Đức Thành, Yên Thành) để điều tra làm rõ hành vi buôn bán hàng cấm. Lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 18 hộp pháo nổ loại 36 quả.
Tại cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận từ đầu tháng 1/2022 cho đến khi bị bắt đã nhiều lần mua pháo từ ở huyện Diễn Châu mang về bán kiếm lời.
Mỗi dịp Tết đến, xuân về câu chuyện về pháo lại trở nên "tăng nhiệt" và không ít những vụ việc thương xót vì pháo mà nạn nhân chính là các em học sinh. Bên cạnh việc kiểm tra, xử phạt vi phạm về sử dụng pháo nổ; phối kết hợp với nhà trường tuyên truyền về phòng chống pháo nổ, ký cam kết không sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho các em học sinh thì vấn đề thông tin trên không gian mạng về pháo nổ cần được thanh lọc, quản lý chặt chẽ. Kèm theo đó là sự giám sát từ gia đình, nhà trường để tránh tình trạng thiếu hiểu biết của thanh thiếu niên mà hành động bồng bột.
Những nội dung trên không gian mạng, nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn tới hành vi vi phạm thực tế. Trong khi việc "học" cách chế tạo pháo, thuốc nổ trên mạng được thực hiện dễ dàng. Mặt khác do ảnh hưởng đại dịch COVID-19, việc học được chuyển từ trực tuyến sang online càng tạo điều kiện thuận lợi cho mục đích của một bộ phận học sinh đam mê pháo nổ, nếu không được quản lý tốt, và hậu quả sẽ khó tránh khỏi những chuyện thương tâm bởi tai nạn liên quan đến pháo nổ thường để lại di chứng nặng nề.
Để tránh vào vòng lao lý và vi phạm pháp luật, mỗi người dân hãy cảnh giác không thực hiện hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ. Để mỗi gia đình đón cái Tết an bình trong niềm hạnh phúc xuân sang.
Nguồn: Báo Công An Nhân Dân
(CHG)-Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa triệt phá thành công chuyên án đấu tranh làm rõ, bắt xử lý bốn vụ vi phạm quy định về an toàn thực phẩm với quy mô rất lớn. Đặc biệt điểm đến của một số thực phẩm này là Bách Hóa xanh khiến người tiêu dùng hoang mang.
Xem chi tiết(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết