(CHG) Thời gian gần đây, tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mời gọi đầu tư tài chính xuất hiện nhiều trở lại, nhưng dưới hình thức khác và tận dụng lợi thế của internet, mạng xã hội.
Lừa đảo dưới mác đầu tư tài chính
Đầu tư tiền ảo, mất tiền thật
Liên quan đến vấn đề lừa đảo dưới mác đầu tư tài chính, từ đầu năm 2022, có 2 vụ án điển hình đã được cơ quan chức năng xử lý triệt để.
Tháng 2/2022, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Hà Tĩnh tiếp nhận và thụ lý hồ sơ, triệu tập và làm việc với một số người liên quan để xác minh, làm rõ vụ việc liên quan đến đường dây huy động vốn trái pháp luật thông qua sàn giao dịch tiền ảo trên địa bàn.
Tháng 2/2021, anh Đ. (SN 1978, trú Nghi Xuân, Hà Tĩnh) gặp anh T. (SN 1977, trú Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) và được biết anh T. đang tham gia một số sàn giao dịch tiền ảo, mang lại lợi nhuận hằng ngày rất lớn.
Anh Đ. chưa từng nghe đến tiền ảo, nhưng cũng mạnh dạn đầu tư theo anh T. do nhìn thấy “lợi nhuận khủng” đang chảy về túi anh T. kèm lời hứa cho vay 3.000 USD để đầu tư.
Anh Đ. đầu tư thêm 2.000 USD để mở tài khoản, đầu tư vào sàn giao dịch Student Coin (STC). Đây là sàn giao dịch tiền ảo xuất hiện tại Việt Nam từ đầu năm 2021, hoạt động trên nền tảng kỹ thuật số, bản chất là lấy của người trước trả cho người sau thông qua việc huy động vốn từ cộng đồng.
Tham gia sàn STC một thời gian, lúc đầu số tiền lãi trả đều đặn vào tài khoản, thấy hợp lý nên anh Đ. bỏ thêm 2.000 USD để mở tài khoản bên dự án Sbank capital và kêu gọi thêm 2 người bạn tham gia, với số tiền 6.000 USD.
Tuy nhiên, 3 tháng sau, số tiền về tài khoản của anh Đ. vơi dần rồi ngưng hẳn, dù hệ thống vẫn tồn tại. Các nhà đầu tư không thể quy đổi từ đồng tiền ảo sang tiền thật. Nhiều người muốn rút tiền gốc nhưng cũng không được.
Tìm hiểu ra mới biết, anh T. cũng chỉ là đại lý cấp 3, cấp 4, số tiền kêu gọi đã chuyển hết cho những người làm đại lý cấp cao hơn. Không còn cách nào khác, anh Đ. phải bán nhà, bán đất, vay mượn để trả số tiền kêu gọi từ các nhà đầu tư do anh đã viết giấy nhận tiền từ họ.
Bản thân anh T. đã nộp vào sàn giao dịch Sbank capital hàng trăm ngàn đô la của bản thân và cũng là tiền kêu gọi từ các nhà đầu tư khác mà không thể khắc phục ngay hậu quả được.
Sbank Capital là một sàn trao đổi ngoại hối hoạt động theo hình thức đa cấp biến tướng. Cách thức hoạt động của Sbank capital là nhà đầu tư tạo ra tài khoản để rút và nạp tiền thông qua một nhóm người đứng chủ, gọi là ban chuyên gia với số tiền tối thiểu 2.000 USD.
Ban chuyên gia này sẽ giao dịch giúp hằng ngày và chuyển tiền lãi hằng tháng cho nhà đầu tư. Những người giới thiệu người khác tham gia mở tài khoản trên sẽ nhận được phí hoa hồng giao dịch, con số này càng cao thì hoa hồng càng lớn. Khi đã huy động được số tiền lớn thì hệ thống sụp đổ, người chơi không được thanh toán và chết chìm trong “đống nợ”.
Tin nhắn lừa đảo đầu tư tài chính
“Bẫy” đầu tư tài chính
Một sự việc khác, mới đây, Công an tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao (Bộ Công an) đánh sập 45 website lừa đảo đầu tư tài chính nhận lãi khủng trên không gian mạng, ban đầu xác định số bị hại là hơn 1.600 người trên khắp cả nước, chiếm đoạt số tiền hàng chục tỷ đồng. 45 website này do 4 đối tượng cư trú trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và Nghệ An thành lập.
Theo cơ quan công an, khi tham gia đầu tư mở tài khoản đăng ký trong trang web, người đầu tư sẽ nhìn thấy lợi nhuận của mình gia tăng. Tuy nhiên, sau đó người đầu tư sẽ không thể rút được tiền vốn và lãi về.
Nhóm đối tượng duy trì hoạt động mỗi trang một thời gian, sau đó xóa trang chặn liên lạc của người đầu tư để chiếm đoạt tài sản, rồi lại lập trang web mới để tiếp tục hoạt động lừa đảo.
Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng – Trưởng Văn phòng Luật sư Kết nối cho biết, các chiêu trò lừa đảo dưới mác đầu tư tài chính là vấn đề không mới. Trước đây, các đối tượng lừa đảo bằng cách kêu gọi mọi người gửi tiền cho mình kèm theo cam kết trả lãi cao. Người nào tham gia đầu tư thì được đề nghị giới thiệu cho những người khác, càng nhiều người tham gia thì người giới thiệu càng được trả nhiều tiền. Các đối tượng thường thực hiện hành vi theo hội nhóm, thậm chí có tổ chức.
Về quy định pháp luật, các đối tượng lừa đảo thông qua kêu gọi “đầu tư tài chính” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015. Người phạm tội có thể bị phạt tù chung thân.
Các chuyên gia phòng, chống tội phạm công nghệ cao cho biết: Thông thường, với những vụ lừa đảo qua mạng sẽ rất khó để xác định được thông tin chính xác của kẻ lừa đảo, vì chúng sẽ sử dụng các thông tin giả mạo hoặc ẩn danh. Do đó, việc tự mình lấy lại số tiền lừa đảo sẽ rất khó.
Thay vào đó, nạn nhân của các vụ lừa đảo qua mạng có thể nhờ tới cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ, giải quyết.
Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm gồm: Cơ quan điều tra; Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Viện kiểm sát các cấp; Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, đồn công an, trạm công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
Như vậy, người bị hại trong các vụ lừa đảo qua mạng có thể tố cáo hành vi phạm tội tới các cơ quan nêu trên để được giải quyết kịp thời.
Lưu ý, khi tố cáo lừa đảo qua mạng tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau: Đơn trình báo công an; Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng); Chứng cứ kèm theo để chứng minh. Quan trọng, người tố cáo cần thu thập và lưu giữ các bằng chứng liên quan đến hành vi lừa đảo, các biên lai, giao dịch giữa hai bên. Trong đó, có thể sử dụng bằng chứng là các file ghi âm, ảnh chụp, video… để nộp cho cơ quan công an.
(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết