(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…
Điện thoại và linh kiện điện thoại không rỏ nguồn gốc được bày bán ở một số cơ sở kinh doanh, mua bán, sửa chữa điện thoại
Theo Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang, qua theo dõi, thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin về dấu hiệu vi phạm trong môi trường thương mại điện tử; vào các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 tổ chức kiểm tra đột xuất 04 hộ kinh doanh hàng hóa tại thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang).
Tại thời điểm kiểm tra, Đội QLTT số 1 phát hiện 01 cơ sở kinh doanh điện thoại di động, linh kiện điện tử, viễn thông thiết lập website thương mại điện tử có trưng bày, giới thiệu hàng hóa, giá cả hàng hóa, có chức năng đặt hàng trực tuyến, thanh toán trực tuyến. Tuy nhiên, cơ sở không thông báo với Bộ Công Thương trước khi bán hàng,..
Trong khi đó, mặt hàng điện thoại, linh kiện điện tử, phụ kiện điện thoại,… hầu hết đều không rõ nguồn gốc, xuất xứ,… được nhiều cửa hàng kinh doanh, bán lẻ,… bày bán công khai ở nhiều địa bàn thuộc tỉnh Tiền Giang. Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu là một trong những vấn đề nhức nhối không chỉ của xã hội, mà còn là của các cơ quan chức năng. Hệ lụy mà nó gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới xã hội như: sức khỏe, tài chính... niềm tin của người tiêu dùng; tính minh bạch của thị trường hàng hoá; làm giảm uy tín của các nhà sản xuất chân chính...
Tại thời điểm kiểm tra đối với 03 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm có dấu hiệu vi phạm trong môi trường thương mại điện tử, Đội QLTT số 1 tỉnh Tiền Gaing phát hiện có gần 60 đơn vị sản phẩm là nước hoa, kem body cốt ủ siêu trắng, kem trắng da, kem tẩy trắng da, gel dưỡng da các loại không có căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ hàng hóa. Cụ thể, trên nhãn không thể hiện nơi sản xuất hoặc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ, tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Trên cơ sở Biên bản vi phạm hành chính mà các chủ cơ sở đã thừa nhận, trong các ngày 30/10, 06/11, 07/11 và 20/11/2024 Đội trưởng Đội QLTT số 1 ban hành Quyết định xử phạt 04 trường hợp vi phạm với tổng số tiền gần 30.000.000 đồng. Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc 03 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm tiêu hủy toàn bộ tang vật vi phạm với trị giá hơn 10.000.000 đồng.
0
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường
(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết