Các bị cáo: Lý Thị Loan, biệt danh Loan “cá”, sinh năm 1981; Hoàng Thị Tuyết Nhung, sinh năm 1985, cùng ngụ TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và Trần Công Đại, sinh năm 1998, ngụ TP Cần Thơ.
Theo cáo trạng, Loan cùng chồng làm nghề bán cá tại khu vực chợ tự phát trước cổng Công ty TNHH PouChen ở phường Hóa An, TP Biên Hòa. Đầu năm 2019, vợ chồng Loan ly thân nên Loan quay về sinh sống tại huyện Vĩnh Cửu, đối diện cổng sau Công ty TNHH ChangShin Việt Nam ở xã Thạnh Phú. Tại đây, Loan thuê đất mở bãi giữ xe mang tên “Loan Nguyễn” và tụ tập một số thanh niên "bặm trợn” làm thuê cho mình.
Tháng 3/2019, Loan cùng đàn em bắt đầu thu tiền của các tiểu thương trong khu vực chợ tự phát cổng sau Công ty ChangShin với danh nghĩa "thu tiền rác". Tuy nhiên, bản chất là ép buộc tiểu thương phải nộp tiền "bảo kê", nếu tiểu thương không đồng ý nộp tiền, Loan "cá" sẽ cho các đàn em như Đại và Trần Tấn Phát đe dọa không cho buôn bán, đập phá hàng hóa. Do lo sợ và muốn được yên ổn buôn bán, các tiểu thương đã phải chấp nhận nộp tiền theo ca, theo ngày hoặc tháng cho Đại và Phát. Bản thân Đại và Phát cũng dọn rác trong chợ cho các tiểu thương như một hình thức để thực hiện việc cưỡng đoạt. Đến tháng 3/2020, do Đại và Phát thu tiền của tiểu thương nhưng do dọn rác không sạch bị tiểu thương phản ánh nên Loan "cá" đã giao vợ chồng Nhung thu tiền thay cho Đại và Phát với mức thu từ 300.000 đến 1,5 triệu đồng/người/tháng. Phần lớn số tiền cưỡng đoạt được đều đưa lại cho Loan. Tổng số tiền Loan và đồng bọn cưỡng đoạt của 40 tiểu thương gần 130 triệu đồng.
Cũng theo cáo trạng, Phát đã bỏ trốn khỏi địa phương và có hành vi cùng tham gia cưỡng tài sản của các tiểu thương. Tuy nhiên, đến nay Cơ quan CSĐT chưa xác định được bị hại nào khai về việc Phát cưỡng đoạt tài sản, do đó chưa có căn cứ để xem xét trách nhiệm hình sự. Đối với Vũ Minh Tiến, chồng của Nhung, do đã tử vong vì mắc COVID-19 nên Hội đồng xét xử đã đình chỉ xét xử đối với bị cáo này.
Nguồn: Báo Công An Nhân Dân
(CHG) Trong 9 tháng đầu năm 2024, Đội QLTT số 8 thường xuyên tích cực tham gia, phối hợp 08 đoàn liên ngành trên địa bàn 02 do UBND huyện Mang Yang và UBND huyện Đak Đoa mục tiêu “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới”.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024 vừa qua, xử phạt 37 đơn vị kinh doanh thực phẩm và đồ chơi trẻ em, với tổng số tiền xử phạt hơn 376 triệu đồng.
Xem chi tiết