(CHG) Trong 6 tháng đầu năm, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã xử lý nhiều vi phạm về ghi nhãn hàng hóa trong lĩnh vực khí hóa lỏng. Đã có 11 cơ sở bị xử phạt tổng số tiền 1,1 tỷ đồng.
Theo đó, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc lĩnh vực quản lý, xử lý 1.585 hồ sơ nhập khẩu xăng, dầu DO, LPG và dầu nhờn động cơ đốt trong với tổng khối lượng hơn 3,8 triệu tấn (xăng, dầu DO, LPG) và hơn 26,5 triệu lít dầu nhờn động cơ đốt trong.
Nhiều cơ sở khí hóa lỏng bị xử phạt vì ghi sai nhãn mác hàng hóa. Ảnh minh họa |
Tổng cục đã thực hiện tạm dừng lưu thông các hàng hóa thiết bị điện, dầu nhờn động cơ đốt trong, LPG không đạt về ghi nhãn hàng hóa, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với 11 cơ sở là 1,1 tỷ đồng.
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cũng đã chủ trì kiểm tra đột xuất 8 cơ sở thuộc lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp về hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 13485/ISO 13485, phát hiện 2 cơ sở có hành vi vi phạm nên đã lập biên bản xử phạt tổng số tiền 125 triệu đồng.
Về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, Tổng cục ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Khí Việt Hàn do có nội dung ghi nhãn hàng hóa không phù hợp với mức phạt là 8,5 triệu đồng, buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Petimex Đồng Tháp do giấy phép pha chế hết hiệu lực với số tiền xử phạt 50 triệu đồng.
Đối với hàng hóa lưu thông, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã kiểm tra, khảo sát 13 đợt (trong đó 6 đợt kiểm tra và 7 đợt khảo sát) tại 141 cơ sở, kết quả cho thấy, qua kiểm tra 165 mẫu và khảo sát 148 mẫu về chất lượng hàng hóa điện, điện tử, đồ chơi trẻ em, mũ bảo hiểm, xăng dầu... có 1 mẫu không đạt chất lượng; về ghi nhãn hàng hóa có 6/40 mẫu không phù hợp; 4/88 mẫu gửi thử nghiệm nghi ngờ không đạt yêu cầu chất lượng.
(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa cho biết, trong quí III năm 2024, đã kiểm tra 181 vụ (phát hiện vi phạm 104 vụ và đã xử lý 101 vụ, với số tiền xử phạt 750.225.000 đồng).
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết