An Giang: Kiểm tra xử lý cơ sở kinh doanh hàng hóa không nhãn mác, nhập lậu


(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang vừa kiểm tra cơ sở kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci đang được bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam.

Ngày 08/01/2024, Đội Quản lý thị trường số 5, Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh Gia Hoàng, kinh doanh mặt hàng quần áo may sẵn, có địa chỉ số 193, đường Tôn Đức Thắng, phường Long Thạnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Đoàn kiểm tra đã phát hiện Hộ kinh doanh Gia Hoàng đang hoạt động kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ nhiều mặt hàng quần áo may sẵn không nhãn hàng hóa, không xuất trình được hóa đơn, chứng từ để chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa. Đồng thời, hộ kinh doanh còn trưng bày để bán hàng hóa là quần Jean nam nhãn hiệu Gucci, sản phẩm không có bao bì, logo, địa chỉ của nhà sản xuất… tại thời điểm kiểm tra hộ kinh doanh Gia Hoàng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ để chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci đang được bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam, Tổng trị giá hàng hóa vi phạm, thu giữ gần 30.000.000 đồng. Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản tạm giữ và niêm phong tất cả số hàng hóa nêu trên để xử lý theo quy định của pháp luật.

Lực lượng chức năng kiểm tra tại của hàng hộ kinh doanh mặt hàng quần áo may sẵn

Trước đó, đầu tháng 1/2024 Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang đã tiến hành kiểm 2 cơ sở sản xuất, kinh doanh gạo trên địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang. Qua kiểm tra, đã phát hiện sai phạm về các thủ tục sản xuất, kinh doanh gạo và nhãn hàng hoá (gạo), các cơ sở hoạt động không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, không thực hiện tự công bố sản phẩm theo quy định, không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp và khi có thay đổi, nhãn hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Tại thời điểm kiểm tra tại 1 cơ sở nêu trên, Đoàn kiểm tra đã phát hiện 1,5 tấn Gạo Thơm thượng hạng - Lài Miên Campuchia, loại 25kg/bao, không thể hiện ngày sản xuất và hạn sử dụng, không thể hiện địa chỉ sản xuất, nghi vấn trên nhãn hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, chủ cơ sở cung cấp thông tin, số gạo này được thu mua từ một Công ty chế biến lương thực tại quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập hồ sơ tạm giữ số hàng hoá nêu trên để làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật, tổng trị giá hàng hoá tạm giữ hơn 80 triệu đồng.

Lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng gạo

Việc ghi và dán nhãn mác hàng hóa giúp cho người tiêu dùng, người mua dễ dàng nhận biết hàng hóa, dễ dàng lựa chọn trong quá trình mua sắm, giúp cho cơ quan nhà nước dễ dàng, thuận tiện trong quản lý hàng hóa cũng như trong quá trình kiểm tra. Việc ghi nhãn mác rõ ràng không chỉ giúp cho nhà sản xuất ghi danh được thương hiệu của mình trên thị trường mà còn là thể hiện quyền về sở hữu trí tuệ giúp cho việc phát triển thương hiệu và tăng lợi nhuận kinh doanh.

  • Quy định pháp luật về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa

Căn cứ theo Điều 9 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa:
- Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.
- Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.
- Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.
- Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 và các khoản 3, 4 Điều 8 của Nghị định này khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.”
* Hàng giả, nhận biết
Gian lận thương mại nói chung và sản xuất, buôn bán hàng giả nói riêng  có chiều hướng gia tăng nhất là trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế nước nhà đang trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa. Hàng giả lưu thông trên thị trường nội địa có nguồn gốc từ hàng hóa nhập khẩu hoặc hàng giả được sản xuất trong nước. Vì vậy, cách thức và biện pháp để tổ chức kiểm tra, xử lý đối với mỗi loại hình cũng có những đặc thù riêng. Song song đó, công tác tuyên truyền pháp luật cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng để người tiêu dùng nhận thấy được tác hại của hàng giả, phân biệt được hàng thật và hàng giả. Chủ động tố giác các đối tượng vi phạm với các cơ quan chức năng nhằm xã hội hóa công tác đấu tranh chống hàng giả.
* Tác hại của hàng giả
- Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội: hàng giả tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh lành mạnh, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội. Hàng giả còn gây hậu quả phức tạp, nặng nề về mặt đạo đức và xã hội.
- Đối với người tiêu dùng: việc mua và sử dụng hàng giả làm thiệt hại đến lợi ích kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng, nhất là các sản phẩm là thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm…
- Đối với doanh nghiệp: hàng giả làm giảm trực tiếp doanh thu, lợi nhuận, uy tín của doanh nghiệp; gây mất lòng tin đối với người tiêu dùng.
- Để nhận biết hàng giả, người tiêu dùng cần: chủ động trang bị các kiến thức tiêu dùng cho mình, tham khảo từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như từ những người xung quanh, đặc biệt là nhà sản xuất, phân phối, các hiệp hội ngành hàng, hội bảo vệ người tiêu dùng và từ các cơ quan chuyên môn, tham quan và tìm hiểu thông tin tại các cuộc triển lãm hàng thật, hàng giả tại các tỉnh thành do Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường tổ chức.

Còn lại: 1000 ký tự
Đắk Lắk: Xử phạt 02 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm có dấu hiệu vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 02 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ trên mạng xã hội, với số tiền gần 50 triệu đồng.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm có giá trị gần 3 tỉ đồng

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên tiến hành thành lập Hội đồng kiểm kê, giám sát việc tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm hành chính bị tịch thu, với giá trị gần 3 tỉ đồng.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
Trà Vinh: Xử phạt hơn 70 triệu đồng kinh doanh buôn bán vàng trang sức không công bố tiêu chuẩn theo quy định.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Trà Vinh thực hiện kiểm tra, phát hiện doanh nghiệp buôn bán vàng trang sức, không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định, không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xử phạt với số tiền hơn 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3