Bài 2: Những đại án sách giả, sách lậu


(CHG) Cho đến nay, nhiều đại án sách giả, sách lậu vẫn tiếp tục được đưa ra xét xử. Ngành xuất bản vẫn luôn phải đối diện với nạn sách giả, sách lậu, nhất là thương mại điện tử càng phát triển thì việc mua bán sách qua mạng càng dễ dàng. Do đó, sách lậu, sách giả càng có cơ hội lừa dối người tiêu dùng.
Ảnh minh hoạ.
Sau nhiều năm siết chặt công tác quản lý in ấn của các cơ quan chức năng,  nhiều ông trùm sách lậu, sách giả bị bắt và bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Nhưng hiện nay, các đối tượng vi phạm đã triển khai hoạt động in ấn có tổ chức, với quy mô lớn hơn, phạm vi rộng hơn và số lượng sách vi phạm lên đến hàng chục nghìn cuốn, chứ không còn “nhỏ lẻ” như xưa..
Năm 2016, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP. Hà Nội ra quyết định khởi tố bị can Triệu Quang Phú – Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn giáo dục Văn Hiến vì hành vi tàng trữ 50.553 cuốn sách không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Số sách trên chủ yếu là sách giáo khoa. Tem chống giả dán trên những cuốn sách này đều là tem giả.
Tháng 7/2021, Cục An ninh chính trị nội bộ Bộ Công an và Đội liên ngành phòng chống in lậu TP. Hà Nội đã kiểm tra, thu giữ khoảng 15 tấn sách, gồm sách giáo khoa (SGK), sách tham khảo giáo dục có dấu hiệu in lậu tại 2 cơ sở là Công ty Cổ phần in và truyền thông Kết Thành (tổ dân phố Phú Minh, P. Cổ Nhuế 2, Q. Bắc Từ Liêm) và Công ty TNHH in Cao Thuận Phát (số 56, đường bờ sông P. Phú Đô, Q. Nam Từ Liêm).
Từ ngày 18/6 - 22/6/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động và Nhà xuất bản Giáo dục tiến hành bắt quả tang các đối tượng tham gia in ấn, gia công, tiêu thụ sách giả tại xưởng in số 297 đường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Các xưởng gia công sách giả tại số 315 đường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai và thôn Viêm Khê, xã Hợp Tiến, huyện Mỹ Đức, Hà Nội của Công ty cổ phần In và Văn hóa truyền thông Hà Nội; trụ sở Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Phú Hưng Phát tại số 14 ngõ 197 Hoàng Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. 
Lực lượng công an đồng thời đã khám xét khẩn cấp hơn 50 điểm của đường dây sản xuất và tiêu thụ các loại sách giáo khoa giả trên địa bàn các tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Thanh Hóa.
Cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can đối với đối tượng chủ mưu, cầm đầu là Cao Thị Minh Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Phú Hưng Phát và 11 đối tượng liên quan về tội danh “Sản xuất, buôn bán hàng giả”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Môi giới hối lộ” và “Nhận hối lộ”. 
Bên cạnh đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an còn khởi tố bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” đối với Lê Việt Phương (nguyên Phó Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 17, nay là Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 14); Phạm Ngọc Hải và Thành Thị Đông Phương (nguyên kiểm soát viên Đội Quản lý thị trường số 17, nay là kiểm soát viên Đội Quản lý thị trường số 14, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội). Có 22 đối tượng và chủ nhà sách, giám đốc công ty in… bị khởi tối với tội danh “Sản xuất, buôn bán hàng giả” theo quy định tại Điều 192, Bộ luật Hình sự năm 2015.
Đây cũng là đường dây sản xuất, tiêu thụ sách giáo khoa giả với số lượng lớn nhất cả nước từ trước tới nay. Đường dây này có tổ chức bài bản, đầu tư công nghệ in ấn và 3 dây chuyền máy in offset và nhiều máy gia công sách giả. 
Để tránh bị phát hiện, đường dây này chia nhỏ các khâu trong quá trình sản xuất; ở mỗi khâu lại thành lập một doanh nghiệp để điều hành và hợp lý hóa giấy tờ; sản xuất luôn tem giả và khép kín mọi quy trình đóng gói, tiêu thụ.
 Đối tượng Cao Thị Minh Thuận
Kết quả điều tra xác định, trong năm 2021, Cao Thị Minh Thuận đã tổ chức sản xuất và thực tế nhập kho hơn 9,4 triệu quyển sách giáo khoa các loại của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và các nhà xuất bản khác với giá trị hàng thật là hơn 260 tỷ đồng. Các bị can đã tiêu thụ hơn 6,3 triệu quyển sách giả theo giá bìa là hơn 164 tỷ đồng. Tổng trị giá hóa đơn bán lẻ sau khi trừ chiết khẩu là hơn 73,3 tỷ đồng. Bản thân Thuận thu các khách hàng số tiền thực tế là hơn 30 tỷ đồng.
Hoạt động in lậu, in giả, in nối bản sách trái phép diễn ra với quy mô lớn, có tính chất ngày càng phức tạp. Điều này gây ra nhiều hệ lụy đến nền giáo dục nước nhà.
Đáng chú ý, hiện trong số các sản phẩm làm giả, làm nhái có cả ấn phẩm phục vụ dạy học trong nhà trường phổ thông như sách giáo khoa, sách bổ trợ, các loại sách tham khảo, bản đồ - tranh ảnh giáo dục, đĩa CD nghe nhìn giáo dục…
Với các chiêu thức mới như đẩy giá bìa lên cao rồi bán với giá thấp, tạo cảm giác người tiêu dùng được mua với giá rẻ. Tuy nhiên, người mua khi nhận được hàng thì chất lượng giấy, chữ, nội dung... lại rất nhiều lỗi. 
Tình trạng này làm mất “uy tín” của đơn vị sản xuất sản phẩm (ghi trên bìa sản phẩm) và trực tiếp ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của tác giả, nhà xuất bản, ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, khi mà từ lâu, Việt Nam đã tham gia công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật. 
Chất lượng sách kém cũng khiến người tiêu dùng, trực tiếp là người đọc, giảm hứng thú đối với việc sử dụng sản phẩm. Với sự bùng nổ của thương mại điện tử, sách được bán trực tuyến nhiều so với bán trực tiếp tại các nhà sách hay trung tâm thương mại. 
Tất nhiên, hình ảnh sản phẩm được rao bán trên mạng xã hội được chụp từ sản phẩm “thật”. Nhưng “thật” hay “giả” thì chỉ đến khi nhận hàng, người tiêu dùng mới biết được.
Giám đốc Công ty First News (Trí Việt), ông Nguyễn Văn Phước cho biết, giá bán ra quảng cáo chỉ bằng 50-70% giá sách thật, hình ảnh sử dụng là hình ảnh chụp sách thật, các thông tin cung cấp về sách là thật. Nhưng khi khách đặt mua, người bán lại “ship” đến những cuốn sách kém chất lượng.
Bên cạnh sách in thì sách nói (audio book) và sách điện tử (ebook) lại càng dễ dàng bị làm giả, sao chép. Như vậy, khái niệm “sách giả” đã mở rộng khái niệm và cần phải tìm các giải pháp phù hợp để đối phó, ngăn chặn.
Có thể thấy rằng các vụ việc liên quan tới sách giả, sách lậu như trên, khi bị phát giác đều đang ở trong giai đoạn bán ra thị trường với số lượng lớn. Hoạt động sản xuất in ấn đã được đầu tư bằng dây chuyền công nghệ hiện đại, quy trình vận hành khép kín và được ngụy trang bằng các công ty kinh doanh tư nhân với đầy đủ tư cách pháp nhân. 
Đáng chú ý là các hoạt động vi phạm pháp luật này có sự tham gia tiếp tay của lực lượng quản lý thị trường nhận hối lộ để lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp vào việc xử lý vi phạm. 
Trên thực tế thị trường sách vẫn còn, đã và đang tiếp tục phải đối diện với “vấn nạn” sách giả, sách lậu, sách chất lượng kém ở phiên bản giấy và hiện nay là phiên bản điện tử. Giới xuất bản vẫn đang phải “đau đầu” về các giải pháp bảo vệ sách thật do chính mình làm ra. Nhưng cũng không thể phủ nhận mức độ lợi nhuận thu được từ các hoạt động “in lậu” vốn đã là một sự “cám dỗ” không hề nhỏ đối với đơn vị in ấn, xuất bản.
(Còn tiếp)
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3