Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường


(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Bên cạnh đó, tình hình kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là một trong các hành vi vi phạm diễn ra phổ biến nhất trong hoạt động kinh doanh thương mại. Việc tiêu thụ, sử dụng hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng, nhất là đối với những mặt hàng thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong thực phẩm…
Để thực hiện và triển khai có hiệu quả cao với Quyết định số 888/QĐ-TCQLTT ngày 22/3/2021 của Tổng cục Quản lý thị trường phê duyệt kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021 – 2025, Ngay từ đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các Đội QLTT trực thuộc tăng cường công tác quản lý địa bàn; thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường để kịp thời xử lý, ngăn chặn triệt để tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó, đối tượng kiểm tra là các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, cũng như chú trọng đến các cơ sở kinh doanh tại các điểm du lịch, các tuyến đường trọng điểm, tuyến phố du lịch của tỉnh, với các nhóm mặt hàng: Rượu bia, nước giải khát, đường, thực phẩm chức năng, thuốc tân dược, mỹ phẩm, hàng điện tử, bột giặt, các sản phẩm thời trang, hàng dệt may (vải, quần áo, túi xách, ...) và một số các mặt hàng thường xuyên bị làm giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trên môi trường thương mại truyền thống và thương mại điện tử. Qua đó, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã đạt được kết quả nhất định.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường Bình Định đã thực hiện kiểm tra, xử lý theo Kế họach 888 là 37 vụ về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và xử phạt với số tiền trên 500 triệu đồng, hàng hoá buộc đối tượng tiêu hủy gần 400 triệu đồng, trị giá hàng hoá tịch thu gần 200 triệu đồng, trong đó có xử lý trên lĩnh vực Thương mại điện tử.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định làm việc kiểm tra các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh
 
Từ đầu năm 2024, trên môi trường thương mại điện tử, không gian mạng tại thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, theo nguồn tin báo đã được thẩm tra, xác minh qua nền tảng mạng xã hội facebook, Đội Quản lý thị trường số 3 phối hợp với Phòng Thanh tra - Pháp chế - Cục QLTT tỉnh Bình Định, Phòng PC03 - Công an tỉnh Bình Định, Công an thị xã Hoài Nhơn, Công an Phường Hoài Thanh tiến hành kiểm tra đối với Hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Tại thời điểm kiểm tra, Hộ kinh doanh hàng hóa là túi xách các loại, do nước ngoài sản xuất, hàng hóa có chữ bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, toàn bộ hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam. Căn cứ những vi phạm Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh Trinh Shop với số tiền 102.500.000 đồng về hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và buộc nộp lại số tiền lợi nhuận bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm: 1.110.000 đồng; đồng thời, buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu gây hại cho sức khỏe con người nêu trên.
Từ ngày 15/4/2024 đến ngày 25/6/2024, Đội Quản lý thị trường Đội Quản lý thị trường số 4 đã kiểm tra 10 doanh nghiệp kinh doanh vàng, trang sức trên địa bàn. Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện 10 doanh nghiệp vi phạm về giả mạo nhãn hiệu Chanel. Cục Quản lý thị trường Bình Định đã ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 10 doanh nghiệp với tổng số tiền 168 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Ngày 13 và 15/8/2024, Đội QLTT số 3 phối hợp với Đội 3 Phòng PC03 – Công an tỉnh Bình Định kiểm tra và xử lý 03 cơ sở kinh doanh kinh doanh mặt hàng xe gắn máy hai bánh (điện) các loại; Vụ việc đã được cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ với số tiền 107.500.000 đồng và tịch thu toàn bộ hàng hoá vi phạm với trị giá 138.300.000 đồng.
Trong thời gian tới, để tiếp tục đạt kết quả cao với Quyết định số 888/QĐ-TCQLTT ngày 22/3/2021, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định tiếp tục tăng cường công tác quản lý địa bàn, đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật và ký cam kết về việc không bày bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với các tổ chức, cá nhân đặc biệt là các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử và kinh doanh trên các nền tảng số; kiên quyết xử lý các trường hợp kinh doanh hàng hóa hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, góp phần ổn định tình hình thị trường tại địa phương. Phấn đấu, đến hết năm 2025, có 100% cơ sở kinh doanh có hành vi vi phạm trong năm 2024 không tái phạm; 100% tổ chức, cá nhân kinh doanh trên các nền tảng số được tuyên truyền, ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3