Buộc tiêu hủy hơn 1.000 gọng kính mắt không rõ nguồn gốc, xuất xứ


(CHG) 1.073 gọng kính mắt và 21 tròng kính mắt không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không cung cấp được giấy tờ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa đã bị Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk ra quyết định tiêu hủy.

Thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk, trong đó có biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm, sáng ngày 06 tháng 6 năm 2023, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Đội Quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện giám sát việc buộc tiêu hủy đối với các sản phẩm hàng hóa là 1.073 gọng kính mắt và 21 tròng kính mắt không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không cung cấp được giấy tờ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
Theo diễn biến vụ việc, ngày 18 tháng 4 năm 2023, tại Km 21, Quốc lộ 27 thuộc địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Đội Quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông (thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh) thực hiện khám xe ô tô con biển kiểm soát 61A-931.61 do tài xế Ngô Bảo Năng điều khiển.
Tại thời điểm khám phương tiện, Đoàn kiểm tra phát hiện ông Ngô Bảo Năng đang vận chuyển hàng hóa là 1.073 cái gọng kính mắt và 21 cái tròng kính mắt không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không cung cấp được giấy tờ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa theo quy định.

Đội Quản lý thị trường số 1 thực hiện giám sát việc tiêu hủy

Toàn bộ số hàng hóa này do ông Năng mua của một người không rõ họ tên, địa chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh, không có giấy tờ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp chở về tỉnh Lâm Đồng bán lại kiếm lời, nhưng khi qua địa phận tỉnh Đắk Lắk thì bị Đội Quản lý thị trường số 1 phát hiện nên chưa kịp bán ra thị trường sản phẩm nào, tổng giá trị hàng hóa vi phạm là: 19.461.000 đồng.
Đội Quản lý thị trường số 1 đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa vi phạm nêu trên để xác minh tình tiết theo quy định và xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Ngô Bảo Năng 6.000.000 đồng (Sáu triệu đồng) về hành vi vi phạm nêu trên, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật vi phạm.
Liên quan tới việc buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, ngày 12/5, tại Nhà máy Công ty Cổ phần Môi trường Việt Úc, tại Lô B4-B21, B5-B20, đường số 9, KCN Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP. HCM, Đội Quản lý thị trường số 12 thuộc Cục Quản lý thị trường TP. HCM phối hợp các Phòng thuộc Cục Quản lý thị trường TP. HCM chứng kiến việc thực hiện Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy hàng hóa đối với 6.720 đơn vị sản phẩm hàng hóa vi phạm, có tổng trị giá 363.767.000 đồng thuộc 30 quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Chủ tịch UBND TP. HCM, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. HCM và Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 12 ban hành.
Hàng hóa vi phạm trong đợt tiêu hủy là túi xách, ví, giầy dép, quần áo, mắt kính, tai nghe không dây, chất chống thấm, mũ (nón) bảo hiểm… là hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu Louis Vuitton, Chanel, NIKE, Apple, ROLEX, PORSCHE/PORSCHE DESIGN, KOVA, Nón Sơn... và thực phẩm (bánh, kẹo), mỹ phẩm (xà bông, dưỡng môi, dưỡng tóc...), đồ chơi trẻ em và thuốc lá điện tử là hàng hóa không rõ nguồn, gốc xuất xứ, hàng hóa nhập lậu.
Ngoài ra, vào ngày 8/5/2023, tại Chi nhánh Môi trường Đô thị Sài Gòn – Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP. HCM, địa chỉ số 150 Lê Đại Hành, phường 7, quận 11, TP. HCM, Đội Quản lý thị trường số 18 đã thực hiện quyết định buộc tiêu hủy hàng hóa với số lượng 600 đơn vị sản phẩm áo thun giả mạo hiệu Nike, quần jean nam hiệu Levi’s, phụ tùng xe máy hiệu Honda với tổng trị giá hàng hóa tiêu hủy là 59.850.000 đồng.

Theo điều 4, Nghị định 98/2020/NĐ-CP, quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Các hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Các hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm).
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện;
b) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
c) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
d) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
đ) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
e) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng giá trị tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
g) Buộc thu hồi hàng hóa có khuyết tật;
h) Buộc hủy bỏ kết quả đã mở thưởng và tổ chức mở thưởng lại đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi;
i) Buộc sửa đổi lại hợp đồng đã giao kết hoặc buộc sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo đúng quy định;
k) Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp.

 

Còn lại: 1000 ký tự
Mệnh lệnh không khoan nhượng trước “giặc nội xâm” từ người đứng đầu Chính phủ

LTS: Chiều ngày 23/6, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra một thông điệp quyết liệt và không khoan nhượng: "Tuyên chiến với hàng giả, đấu tranh thường xuyên với tinh thần 'mỗi ngày đều là cao điểm', đặc biệt là quét sạch thuốc giả, thực phẩm giả." Thông điệp ấy không chỉ là một khẩu hiệu chính trị, mà là mệnh lệnh xuất phát từ thực tiễn bức bối, nguy hiểm và đầy nhức nhối của tình trạng hàng giả, thuốc giả, thực phẩm giả đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe nhân dân, làm suy yếu nền kinh tế, phá hoại uy tín của doanh nghiệp chân chính và bào mòn niềm tin vào thể chế quản lý nhà nước.

Xem chi tiết
Bán hàng hóa giả mạo thương hiệu nổi tiếng, 02 cơ sở tại Đà Nẵng bị xử phạt, buộc tiêu huỷ

(CHG) UBND TP. Đà Nẵng vừa có các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một doanh nghiệp và một hộ kinh doanh bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Bộ Công an Công bố 12 sản phẩm sữa bột giả, mở rộng điều tra 72 sản phẩm khác

(CHG) Bộ Công an chính thức công bố danh sách 12 sản phẩm sữa bột bị xác định là hàng giả về chất lượng, đồng thời cho biết đang mở rộng điều tra đối với 72 sản phẩm khác của hai doanh nghiệp trong lĩnh vực dược và thực phẩm dinh dưỡng.

Xem chi tiết
Bộ Y tế thu hồi hàng loạt mỹ phẩm vi phạm trên toàn quốc

​(CHG) Ngày 14/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm do vi phạm các quy định về nhãn mác và chất lượng.

Xem chi tiết
Siết chặt quản lý để ngăn chặn thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

(CHG) Từ đầu năm đến nay cơ quan chức năng đã triệt phá hàng loạt vụ sản xuất, buôn bán hàng giả quy mô lớn. Điển hình là các vụ làm giả sữa, thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe...

Xem chi tiết
2
2
2
3