Cảnh giác với mỹ phẩm không rõ xuất xứ nguồn gốc


(CHG) Sau nhiều vụ việc liên quan đến mỹ phẩm giả, cơ quan chức năng khuyến cáo người tiêu dùng nên cảnh giác với mỹ phẩm giá rẻ bất thường.

Nước hoa thật - giả càng ngày càng khó phân biệt

Nhiều vụ việc bắt giữ hàng hóa, mỹ phẩm không xuất xứ nguồn gốc

Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 Cục QLTT Phú Yên phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an tỉnh Phú Yên đã tiến hành kiểm tra ô tô tải BKS 50H-153.95 Rơ Mooc 51R-268.69 do ông Trần Ngọc Diễn (SN 1987, trú tỉnh Bình Định) điều khiển, đang lưu thông theo hướng Bắc - Nam. 

Qua kiểm tra, lực lượng phát hiện trên ô tô đang vận chuyển 3.250 chai nước hoa (75ml) hiệu Senoritas Secret và nhiều loại hàng hóa khác... Toàn bộ số hàng hóa nói trên đều không có nhãn theo quy định của pháp luật. Lái xe cũng không cung cấp được hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.

Tại Lạng Sơn, Đội quản lý thị trường số 6 (Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn) phối hợp với Đội 3, Phòng PC03 Công an tỉnh Lạng Sơn đã bắt giữ xe ô tô khách loại 16 chỗ, BKS 29B-141.19 tại khu vực Yên Thành, xã yên Trạch, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. 

Trong xe cất giấu 2 loại hàng hóa thuộc nhóm hàng mỹ phẩm với 310 sản phẩm đều có nguồn gốc sản xuất ngoài Việt Nam, không có hóa đơn chứng từ hợp pháp. Số hàng hóa này cũng chưa được kiểm định chất lượng của cơ quan y tế. Tổng trị giá hàng hóa là 18 triệu đồng. 

Qua khai thác, chủ xe, ông Trần Đình Thơi (SN 1976, thường trú thôn Quyết Thắng, xã Hòa Bình, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) đã mua số hàng trên tại cửa khẩu Tân Thanh và vận chuyển về Hà Nội tiêu thụ. Ông Trần Đình Thơi bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu và bị buộc tiêu hủy toàn bộ số mỹ phẩm không đảm bảo an toàn sử dụng theo quy định của pháp luật.

           Các lực lượng chức năng liên tục phát hiện ra mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Cảnh giác với các loại mỹ phẩm giá rẻ, kém chất lượng

Liên quan tới mỹ phẩm nhập lậu, ông Nguyễn Đức Lê – Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, hiện nay mỹ phẩm trên thị trường rất đa dạng, đến từ rất nhiều nguồn khác nhau như: sản xuất, gia công, đóng gói trong nước, nhập khẩu, hàng xách tay của người nhập cảnh... Mỹ phẩm giả, kém chất lượng thường trà trộn và bán cùng hàng thật.

Theo ông Nguyễn Đức Lê, người tiêu dùng nên mua mỹ phẩm của những cơ sở có uy tín, có thương hiệu đã được kiểm định. Các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm uy tín thường có hệ thống phân phối riêng, cho nên rủi ro hàng giả, kém chất lượng sẽ thấp hơn so với các kênh phân phối ngoài hệ thống.

Người tiêu dùng cũng cần lưu ý thông tin trên bao bì, nhãn hàng hóa, hạn sử dụng, địa chỉ nơi sản xuất, công bố chất lượng. Đối với mỹ phẩm nhập khẩu, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, nhất là nhãn phụ bằng tiếng Việt phải đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật Việt Nam, cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu phải rõ ràng.

Đối với mỹ phẩm bán trực tuyến, người mua có thể tham gia các cộng đồng tiêu dùng thông minh theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp mua sản phẩm của nhau, chia sẻ tài nguyên thông tin đối tác, khách hàng... Cộng đồng này có thể sự dụng đa kênh trong mua bán sản phẩm cả trực tiếp và trực tuyến. 

Người tiêu dùng cũng nên cảnh giác với sản phẩm giá rẻ bất thường so với thị trường, bởi đa phần đó là sản phẩm không đảm bảo chất lượng hoặc là hàng giả.

Điều 21, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, ngày 15/11/2013, sửa đổi bổ sung bởi khoảng 17 điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP, ngày 19/11/2015 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trường hợp vận chuyển, mua bán hàng háo không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Các đối tượng cũng sẽ bị phạt tiền gấp 2 lần mức tiền phạt nêu trên đối với hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm là mỹ phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trang thiết bị y tế... 

Hành vi kinh doanh, vận chuyển, buôn bán, sử dụng... hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ hàng vi phạm; Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc hoặc vật khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

Còn lại: 1000 ký tự
Đồng Nai: Phát hiện hơn 16 ngàn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Ngày 14/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4 thuộc Cục QLTT tỉnh Đồng Nai cho biết đang thu giữ 16 ngàn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ vừa được phát hiện của một cơ sở kinh doanh và báo cáo trình Cục QLTT tỉnh xử lý theo quy định.

Xem chi tiết
Ninh Thuận: Tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp

(CHG) Ngày 14/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận cho biết đang tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp để tiếp tục xử lý theo quy định.

Xem chi tiết
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC- BỘ Y TẾ: Yêu cầu thu hồi lô sản phẩm Rebirth Anti-Wrinkle Eye Gel With Vitamin E- Hộp 1 tuýp 30g…

(CHG) Ngày 13/9/2024, Văn phòng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết vừa ban hành văn bản yêu cầu đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Đội Quản lý thị trường số 2 xử phạt các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ “rao” bán trên mạng xã hội

(CHG) Hiện nay hoạt động mua bán hàng hóa trên nền tảng mạng xã hội đang diễn ra rất phổ biến trên cả nước và có khả năng tìm ẩn nhiều rủi ro gây thiệt hại cho người tiêu dùng mua phải hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ thông qua hình thức mua bán này

Xem chi tiết
Phát hiện việc thuốc CEFUROXIM 500mg nghi bị làm giả tại Thành phố Hồ Chí Minh

(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.

Xem chi tiết
2
2
2
3