Chậm trễ trả lời báo chí, UBND thành phố Phú Quốc có đang đi ngược với chủ trương của UBND tỉnh Kiên Giang?


(CHG) Báo chí là cơ quan tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và bảo vệ các thành tựu của đất nước. Bên cạnh đó, báo chí là cơ quan phản biện và thông tin các ý kiến, cũng như truyền tải những nguyện vọng của nhân dân để các cơ quan chức năng nắm bắt, xử lý. Thế nhưng, dường như phía UBND thành phố Phú Quốc đang đi ngược với chủ trương của UBND tỉnh Kiên Giang?

Chậm trễ trao đổi thông tin với cơ quan báo chí
Khi phóng viên tới liên hệ để trao đổi những thông tin do người tiêu dùng cung cấp về việc tràn lan hàng tiêu dùng, đồ lưu niệm dành cho khách du lịch, cũng như một số đơn vị kinh doanh có dấu hiệu vi phạm và vi phạm trên địa bàn thành phố Phú Quốc, từ đó tìm kiếm giải pháp, nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn... thì phía UBND thành phố Phú Quốc dường như tỏ ra “thờ ơ”, “vô cảm”, thậm chí “né” tránh, không phản hồi.

Trụ sở UBND thành phố Phú Quốc.

Trong đó, việc đại diện UBND thành phố Phú Quốc, bà Nguyễn Thị Kim Loan, Chánh văn phòng UBND thành phố, người sắp xếp lịch làm việc giữa UBND thành phố với phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) là một ví dụ điển hình, là bài học sâu sắc.

Bà Nguyễn Thị Kim Loan, Chánh văn phòng UBND thành phố Phú Quốc.

Cụ thể, ngày 16/8/2024, bà Loan thông tin tới phóng viên Tạp chí CHG về việc sắp xếp buổi làm việc với UBND thành phố Phú Quốc vào sáng ngày 23/8. Đến buổi chiều ngày 21/8, phía bà Loan vẫn nhắn tin khẳng định với phóng viên về buổi làm việc: “Sáng thứ 6 (ngày 23/8) thường trực Ban chỉ đạo sẽ làm việc với Tạp chí tại Hội trường nhà B”. Đồng thời bà này gửi tới phóng viên số điện thoại của ông Minh, Trưởng phòng kinh tế của thành phố, người được cho là đầu mối của buổi trao đổi.

Bà Nguyễn Thị Kim Loan thông tới với phóng viên Tạp chí CHG việc sắp xếp buổi làm việc với UBND thành phố Phú Quốc vào sáng ngày 23/8/2024.

Để cuộc trao đổi thông tin được diễn ra thuận lợi, hiệu quả, phóng viên đã thực hiện nhiều cuộc gọi tới ông Minh nhằm thống nhất một số nội dung. Tuy nhiên, số máy điện thoại trên chỉ có tiếng “tút, tút...” (một dạng chặn số lạ), khiến cuộc gọi không thể thực hiện thành công.
Lạ lùng hơn nữa, vào 8 giờ 30 phút, sáng ngày 23/8, tại Hội trường B, không có bất kỳ bóng dáng của vị cán bộ UBND thành phố Phú Quốc nào. Thay vào đó, chỉ có ông Nguyễn Văn Áng - Phó đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 4 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang) và ông Phan Văn Chiểu - cán bộ đội Cảnh sát điều tra tội phạm Kinh tế Ma túy, Công an thành phố Phú Quốc (Công an tỉnh Kiên Giang). Tuy nhiên, cả hai ông đều cho rằng: không có quyền trao đổi thông tin, chỉ nghe và tiếp nhận thông tin chứ không có quyền phát ngôn.
Diễn biến của buổi được cho là “trao đổi thông tin” với cơ quan báo chí đã được thể hiện qua bài viết: “UBND thành phố Phú Quốc có đang “vô cảm” với công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại?”.

Quãng đường di chuyển của phóng viên Tạp chí CHG từ thành phố Hà Nội tới UBND thành phố Phú Quốc.

Xét ở góc độ khác, việc phóng viên không quản ngại về không gian, địa lý, di chuyển trên dưới 2.000km từ Hà Nội tới thành phố Phú Quốc (theo lịch hẹn của đại diện phía UBND thành phố), những mong truyền tải những thắc mắc của người tiêu dùng, du khách, cũng như gửi gắm thông điệp, nguyện vọng của quần chúng nhân dân tới UBND thành phố Phú Quốc và những người đứng đầu nơi đây.
Thực tế, hoàn toàn ngược lại, câu trả lời của bà Chánh văn phòng UBND “Bây giờ mấy anh đang bận họp...”, không chỉ khiến phóng viên hụt hẫng, mà còn cho thấy sự “tắc trách” của vị đại diện UBND này. Điều đó, khiến đại diện của Tạp chí CHG không thể truyền tải thông điệp mà người tiêu dùng, cũng như quần chúng nhân dân tới đại diện lãnh đạo của UBND thành phố Phú Quốc. Những mong những người đứng đầu nơi đây tìm kiếm giải pháp lựa chọn giả pháp phù hợp, đưa Phú Quốc trở thành “Hòn đảo xanh”, phát triển bền vững như sinh thời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt hằng mong muốn.
Kế hoạch số 92/KH-BCĐ389 về việc “Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa”, có nêu đích danh tỉnh Kiên Giang vẫn còn "nóng" về vấn đề trên, trong đó Phú Quốc là thành phố trực thuộc tỉnh này.
Cũng tại Kế hoạch số 92/KH-BCĐ389, nêu rất rõ: “Chỉ đạo cơ quan thông tấn, báo chí phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tổ chức tuyên truyền các chính sách, pháp luật; tuyên truyền các điển hình tiên tiến gương người tốt, việc tốt, vận động các tổ chức, cá nhân và nhân dân không tham gia, tiếp tay, bao che, bảo kê cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo nâng cao chất lượng các phóng sự, bản tin, bài phản ánh, đưa tin kịp thời, khách quan, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình, các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả”.
Liên quan đến vấn đề trên, có thể kéo theo rất nhiều hệ lụy, gây bức xúc trong dư luận, mất niềm tin của khách du lịch, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của ngành du lịch tại tỉnh Kiên Giang nói chung và thành phố Phú Quốc nói riêng. Điều đó khiến không ít độc giả cho rằng công tác đấu tranh, phòng- chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng... tại đây giống như việc “bắt cóc bỏ đĩa”.
Phú Quốc có đang đi ngược với chủ trương của UBND tỉnh Kiên Giang
Trong buổi sáng ngày 23/8, sau buổi trao đổi thông tin bất thành, người đại diện UBND thành phố Phú Quốc, bà Chánh văn phòng hứa “chắc như đinh đóng cột”: Sẽ bố trí sắp xếp buổi làm việc với phía Tạp chí vào ngày gần nhất.
Ngày 29/8, phía bà Loan có đề nghị phóng viên tiếp tục gửi công văn và giấy giới thiệu mới tới UBND thành phố Phú Quốc, kèm nội dung làm việc với lý do “Do giấy giới thiệu hết hạn, nên nhờ Tạp chí hỗ trợ văn phòng, để văn phòng trình thường trực”.
Trước đó ngày 12/7, phóng viên của Tạp chí CHG đã chuyển giấy giới thiệu số 17 với nội dung: "Trao đổi thông tin về hàng tiêu dùng bày bán trên địa bàn thành phố Phú Quốc" (cùng một số thông tin liên quan) tới UBND thành phố này. Ngày 06/8, phía bà Chánh văn phòng cho rằng: “Không nhận được giấy giới thiệu và nội dung làm việc nào từ Tạp chí”.
Trên thực tế, sau khi phóng viên cung cấp những thông tin, khẳng định phía văn thư của UBND thành phố Phú Quốc đã đón nhận giấy giới thiệu và nội dung liên quan, phía bà Loan cho rằng: “Chưa hết 30 ngày (theo luật) trả lời báo chí”.
Tại khoản 1 Điều 39 Luật Báo chí 2016 quy định: “Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp. Việc cung cấp thông tin cho báo chí có thể bằng văn bản, trên trang thông tin điện tử tổng hợp, họp báo, trả lời phỏng vấn và các hình thức khác”.
“Khoản 2, khoản 3 Điều 7 Nghị định 09/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, nêu rõ: Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước chịu trách nhiệm về việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan hành chính kể cả trong trường hợp ủy quyền cho người khác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước tổ chức chỉ đạo việc chuẩn bị các thông tin và chế độ phát ngôn của cơ quan mình”.
Trong khi đó, ngày 8/8 tại “Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ về thông tin đối ngoại, công tác phát ngôn và cung cấp thông tin báo chí năm 2024”, phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, đồng chí Nguyễn Lưu Trung khẳng định: Công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí là trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương, trực tiếp là người đứng đầu...
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cũng thẳng thắn: Công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí đôi lúc chưa chủ động, kịp thời. Một số cơ quan, đơn vị ngại tiếp xúc với báo chí; chưa tổ chức xử lý kịp thời những vấn đề báo chí phản ánh. Công tác phối hợp, nhất là trong xử lý các vấn đề đột xuất, phức tạp, nhạy cảm có lúc còn bị động; chưa khai thác hiệu quả lợi thế của công nghệ thông tin, phương thức truyền thông mới trên internet, mạng xã hội… đặc biệt là còn hạn chế trong xây dựng lực lượng phản ứng nhanh trên không gian mạng.
Việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí cũng nhằm tạo điều kiện để báo chí tác nghiệp đúng theo quy định pháp luật, hạn chế tình trạng báo chí thiếu thông tin, dẫn đến đưa tin một chiều, thiếu khách quan, thiếu toàn diện và không chính xác...
Ngoài ra, UBND tỉnh Kiên Giang đã có nhiều chỉ đạo, ban hành quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí với mong muốn được thấu hiểu, chia sẻ và xây dựng mối quan hệ ngày càng sâu sắc với các cơ quan báo chí.
Việc UBND thành phố Phú Quốc tìm cách “né”, tránh tiếp xúc và cố tình không trao đổi thông tin với cơ quan báo chí không chỉ làm hạn chế quyền tiếp cận thông tin, mà còn làm giảm uy tín của tổ chức, suy giảm niềm tin của người dân đối với chính quyền. Như vậy, phải chăng phía UBND thành phố Phú Quốc đang đi ngược chủ trương, đường lối của phía UBND tỉnh Kiên Giang?
Trước vấn đề trên thiết nghĩ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kiên Giang cần chỉ đạo và quán triệt chặt chẽ hơn đến lãnh đạo của thành phố Phú Quốc cần thực hiện nghiêm túc quy định cung cấp thông tin và trả lời báo chí.

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử lý 01 cơ sở kinh doanh điện thoại, linh kiện điện tử,…

(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…

Xem chi tiết
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
2
2
2
3