Phú Quốc (Kiên Giang): "Góc khuất" trung tâm kinh doanh đồ lưu niệm Việt Phú


LTS: “Góc khuất” của những điểm kinh doanh hàng lưu niệm tại Phú Quốc chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm”, rất tinh vi, khó nhận biết. Sự nhiệt tình trong quá trình nhân viên tư vấn, giới thiệu về hàng hóa, đồ lưu niệm khiến không ít du khách ngỡ như mình đang là “thượng đế”. Để rồi “thượng đế” móc hầu bao mua những hàng hóa có dấu hiệu vi phạm và vi phạm (các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng) mà chẳng hay. Chỉ đến khi ra về, người tiêu dùng “tỉnh cơn mê” mới tự đặt cho mình câu hỏi: liệu giá trị hàng hóa đó có thực sự xứng đáng với số tiền vừa bỏ ra.
Minh chứng cụ thể của “góc khuất” nêu trên chính là việc người tiêu dùng thông tin tới Quỹ Chống hàng giả về điểm kinh doanh đồ lưu niệm Việt Phú (địa chỉ Cửa Cạn, thành phố Phú Quốc), một điểm dừng chân với nhiều lượt du khách mỗi ngày, cùng vô vàn hàng hóa xa xỉ.

“Mật ngọt chết ruồi”
Sau khi nhận thông tin từ Quỹ Chống hàng giả, phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tiến hành khảo sát tại đơn vị kinh doanh Việt Phú.

Du khách mua sắm đồ lưu niệm tại trung tâm kinh doanh Việt Phú.

Theo quan sát của phóng viên, tại đây mỗi du khách được đội ngũ nhân viên phát cho 01 “thẻ” khách hàng (đeo vào cổ). Thực chất, những chiếc thẻ trên chính là để phía đơn vị kinh doanh dễ nhận biết lái xe nào đưa khách tới.

La liệt sản phẩm vi phạm trong việc ghi nhãn hàng hóa tại đơn vị kính doanh đồ lưu niệm Việt Phú.

Theo như tâm sự của một lái xe chuyên chở khách đến đây: “Khi đưa khách tới điểm kinh doanh đồ lưu niệm Việt Phú, lái xe sẽ nhận được 50 nghìn đồng tiền “típ”. Bên cạnh đó, nếu khách mua hàng, phía đơn vị sẽ “cắt” lại phần trăm cho phía lái xe”. Chính vì điều đó, đội ngũ lái xe rất tích cực đưa khách tới địa điểm mua sắm trên.
Sau màn giới thiệu về quy trình, công nghệ của nghề trồng dâu, nuôi tằm, du khách được “mời” vào một căn phòng đặc biệt (kể cả chỉ có một du khách), phòng tư vấn về các sản phẩm chăn- ga, vỏ gối được làm từ tơ tằm, sợi tre.
Phía sau cánh cửa khép hờ, là sự tận tình, chu đáo, chuyên nghiệp của nhân viên. Bên cạnh đó, người nghe có cảm nhận nhân viên ở đây rất hiểu biết về sản phẩm, cũng như kiến thức “uyên thâm” nguồn gốc, quy trình, công nghệ... của những sản phẩm: chăn- ga; vỏ gối đang bày bán tại đây.

Nhiều sản phẩm gần như trắng thông tin, trong đó cả sản phẩm mang thương hiệu LV.

Chi chít chữ nước ngoài trên nhãn gốc của sản phẩm, tuy nhiên tìm mỏi mắt du khách không thấy nhãn phụ tiếng Việt đâu.

Những sản phẩm bày bán và giới thiệu tại đây có giá vô cùng đắt đỏ, từ 7 triệu đồng đến 17 triệu đồng/01 bộ chăn- ga, vỏ gối. Tuy nhiên trên sản phẩm hầu như trắng thông tin, chỉ có giá thành về sản phẩm mà không có bất kỳ thông tin gì về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.
Khi thắc mắc về giá sản phẩm, nhân viên ở đây cho biết: “Bởi sản phẩm làm từ tơ tằm, than tre... được sản xuất tại Bảo Lộc, Bình Dương nên giá mới đắt đến thế”.
Chị V.N.T, một du khách đã từng mua hàng tại đây chia sẻ: “nhóm mình được “mời” vào phòng giới thiệu sản phẩm chăn- ga, vỏ gối... và được nhân viên tại đây “chăm sóc” quá “nhiệt tình”. Nói thật, vì được đưa vào một phòng nhỏ với la liệt hàng hóa không có thông tin rõ ràng về sản phẩm. Mình thấy ở đây có nhiều sản phẩm toàn chữ Trung Quốc, nên tự nhiên mình nghi vấn liệu sản phẩm làm từ lụa tơ tằm và vải tre ở nơi đây cũng có nguồn gốc là hàng Trung Quốc hay không? Vì vậy mình không mua bất kỳ hàng gì ở đây.
Trái với chị V. chị V.N.M, du khách đi cùng đoàn băn khoăn: “Mình thấy các bạn ấy tư vấn “cuốn” và nhiệt tình quá, cho nên đã “xuống” tiền mua 1 bộ chăn- ga, vỏ gối và một số sản phẩm khác. Tuy nhiên, đến bây giờ (sau khi về khách sạn) mình mới “ngộ” ra một điều, hình như mình vừa trả tiền cho một món hàng không tương xứng. Một phần bị “cuốn” vào những lời tư vấn của nhân viên, một phần vì nể sự nhiệt tình...”.
Người tiêu dùng nghi ngờ về nguồn gốc, chất lượng của những sản phẩm thời trang tại đây. Nghi vấn trung tâm kinh doanh đồ lưu niệm Việt Phú có dấu hiệu lừa đối người tiêu dùng.
Dẫu biết, “thuận mua, vừa bán”, tuy nhiên, việc Việt Phú bán cho khách du lịch (người tiêu dùng) những sản phẩm hàng hóa, quà tặng, quà lưu niệm có dấu hiệu vi phạm và vi phạm các quy định của pháp luật liệu có đúng?

Nhân viên của Việt Phú "rót mật ngọt" vào tai du khách tại phòng tư vấn sản phẩm chăn, ga, vỏ gối...

Theo quan sát của phóng viên, tại quầy hàng thời trang: áo; quần lót nam- nữ; khăn choàng; khăn mặt; chăn ga; vỏ gối; ... nhiều sản phẩm gần như trắng thông tin không ghi thông tin về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, không ghi thương nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm; không ghi thành phần, thành phần cấu tạo; hướng dẫn sử dụng; thông tin cảnh báo sản phẩm... không có hợp quy trên nhãn hàng hóa đối với sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu bông, vải, sợi...
Đặc biệt, một số sản phẩm chi chít chữ nước ngoài trên nhãn gốc của sản phẩm: kem đánh răng, thuốc nhuộm tóc... thế nhưng hoàn toàn không thể hiện nhãn phụ tiếng Việt, gây khó khăn cho du khách trong quá trình chọn mua và sử dụng sản phẩm.
Việc chị V. và chị M. nghi ngờ về nguồn gốc xuất xứ của những sản phẩm bày bán tại Việt Phú, cũng như nhiều du khách nghi ngờ đơn vị này kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa gian lận thương mại, thậm chí là có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng về chất lượng, cũng như nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
Văn thư của UBND thành phố Phú Quốc làm “thất lạc” giấy giới thiệu của phóng viên
Ngày 12/7/2024, phóng viên của Tạp chí điện tử CHG đã tới UBND thành phố Phú Quốc để đặt lịch làm việc. Tại phòng văn thư, phóng viên gửi 01 giấy giới thiệu, 01 nội dung trao đổi thông tin về một số đơn vị kinh doanh có dấu hiệu vi phạm và vi phạm các quy đinh của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Phú Quốc.
Với mong muốn UBND thành phố Phú Quốc đón nhận thông tin, kịp thời chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan xác minh, xử lý thông tin do Tạp chí cung cấp, nhằm bảo vệ quyền lợi của du khách khi mua hàng hóa về làm quà lưu niệm.
Ngày 6/8/2024, phóng viên đã quay trở lại UBND thành phố Phú Quốc và có buổi trao đổi thông tin với bà Nguyễn Thị Kim Loan, Chánh Văn phòng UBND thành phố.

Điều lấy làm lạ, trong quá trình trao đổi, Bà Loan cho biết: “Mình không nhận được giấy giới thiệu và giấy ghi nội dung làm việc nào của phía Tạp chí”. Lúc này, bà Loan đề nghị phía văn thư tìm lại thông tin, phía văn thư cho biết: không biết có giấy đó.
Chỉ đến khi phóng viên cung cấp bản sao lưu có đóng dấu công văn đến của UBND thành phố Phú Quốc, phía bà loan mới rốt ráo cho người tìm.

Trụ sở UBND thành phố Phú Quốc. 

Cũng tại buổi trao đổi thông tin với bà Loan, phóng viên cung cấp thêm một số đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng, đồ lưu niệm, trong đó có đơn vị Việt Phú.
Việc văn thư của UBND thành phố Phú Quốc để thất lạc giấy giới thiệu và nội dung thông tin từ phóng viên sẽ làm cho ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác tiếp nhận, xử lý thông tin của lãnh đạo thành phố. Vì vây, đề nghị UBND thành phố Phú Quốc kiểm soát lại công tác lưu trữ thông tin, tránh sự cẩu thả.
Những thông tin liên quan đến nội dung du khách đã gửi gắm niềm tin qua phía Tạp chí CHG chuyển tới UBND thành phố Phú Quốc, rất mong phía UBND thành phố, Ban Chỉ đạo 389 thành phố, kịp thời chỉ đạo các đơn vị liên quan xác minh và xử lý.

Liên quan đến hàng hóa bày bán tại đơn vị kinh doanh đồ lưu niệm Việt Phú, ông Nguyễn Lê Hoan, chánh văn phòng Quỹ Chống hàng giả cho rằng: “Hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ” là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
Đồng thời ông Hoan cũng cho biết thêm: "Theo quy định trên, nguồn gốc xuất xứ phải được thể hiện trên bao bì của sản phẩm, hoặc các loại giấy tờ khác có liên quan đến hàng hóa như chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng mua bán, hóa đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hơp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với các bên có liên quan. Hàng hóa nào không đáp ứng điều kiện này được coi là hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ".
Còn lại: 1000 ký tự
Ninh Thuận: Tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp

(CHG) Ngày 14/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận cho biết đang tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp để tiếp tục xử lý theo quy định.

Xem chi tiết
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC- BỘ Y TẾ: Yêu cầu thu hồi lô sản phẩm Rebirth Anti-Wrinkle Eye Gel With Vitamin E- Hộp 1 tuýp 30g…

(CHG) Ngày 13/9/2024, Văn phòng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết vừa ban hành văn bản yêu cầu đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Đội Quản lý thị trường số 2 xử phạt các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ “rao” bán trên mạng xã hội

(CHG) Hiện nay hoạt động mua bán hàng hóa trên nền tảng mạng xã hội đang diễn ra rất phổ biến trên cả nước và có khả năng tìm ẩn nhiều rủi ro gây thiệt hại cho người tiêu dùng mua phải hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ thông qua hình thức mua bán này

Xem chi tiết
Phát hiện việc thuốc CEFUROXIM 500mg nghi bị làm giả tại Thành phố Hồ Chí Minh

(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.

Xem chi tiết
AN GIANG: Đẩy mạnh công tác liên ngành chống buôn lậu trên tuyến biên giới…

(CHG) Với sự đồng lòng, chung tay góp sức triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả về đấu tranh phòng, chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả,… địa phương đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ.

Xem chi tiết
2
2
2
3