UBND thành phố Phú Quốc có đang “vô cảm” với công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại?


(CHG) Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng gian lận thương mại, hàng nhập lậu diễn ra trên địa bàn thành phố Phú Quốc có chiều hướng gia tăng và tinh vi, phức tạp hơn. Tuy nhiên, chính quyền địa phương dường như chẳng mảy may xử lý, mà có hiện tượng “thờ ơ”, “vô cảm” trước những thông tin tiêu cực trên.
Tài liệu lưu trữ của văn thư bỗng nhiên “chạy” lên mạng xã hội
Thời gian qua, Tạp chí điện tử kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đăng tải một số bài viết liên quan đến các đơn vị kinh doanh hàng tiêu dùng có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật trên địa bàn thành phố Phú Quốc: “Khách du lịch bất ngờ về giá của “hàng hiệu” bày bán tại trung tâm Long Beach”; “Lộ cộ” về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa tại siêu thị K+ Mark, siêu thị Bùi Mart, siêu thị Hải Sơn Mart và siêu thị Dugong Mart”; "Góc khuất" trung tâm kinh doanh đồ lưu niệm Việt Phú; “Ngọc Hiền Pearl Farm có đang kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ?” và bài viết: “Trung tâm mua sắm đặc sản Hương Đảo “ngông nghênh” bán hàng cấm”.

Trụ sở Hội Đồng Nhân Dân - Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Phú Quốc.
Ngày 12/7/2024, phóng viên của Tạp chí CHG có chuyển một số thông tin liên quan và 01 giấy giới thiệu tới UBND thành phố Phú Quốc.
Ngày 06/8/2024, phóng viên quay trở lại UBND thành phố Phú Quốc và có buổi trao đổi thông tin với bà Nguyễn Thị Kim Loan, Chánh Văn phòng UBND thành phố.
Điều lấy làm lạ, trong quá trình trao đổi, Bà Loan cho biết: “mình không nhận được giấy giới thiệu và giấy ghi nội dung làm việc nào từ phía Tạp chí”. Lúc này, bà Loan đề nghị phía Văn thư tìm lại thông tin, phía Văn thư cho biết: Không biết có giấy đó.
Chỉ đến khi phóng viên cung cấp bản sao lưu có đóng dấu công văn đến của UBND thành phố Phú Quốc, phía bà Loan mới rốt ráo cho người tìm.
Lạ hơn nữa, khoảng hơn 19 giờ ngày 20/8/2024, giấy giới thiệu trên lại xuất hiện trên một nhóm cộng đồng mạng xã hội với hơn 42.000 thành viên (trong phần bình luận một bài đăng bôi nhọ, xúc phạm danh dự, bịa đặt, nói xấu phóng viên, nhà báo và cơ quan báo chí (nội dung đó Tạp chí CHG đã chuyển công văn tới Công an thành phố Phú Quốc đề nghị làm rõ vụ việc).
Giấy giới thiệu của phóng viên gửi tới UBND thành phố Phú Quốc tại sao lại có thể “chạy” lên trên mạng xã hội? Theo nguyên tắc cơ bản, giấy giới thiệu trên phải nằm trong phần lưu trữ của UBND thành phố Phú Quốc. 
Chính vì vậy, đề nghị phía UBND tỉnh Kiên Giang vào cuộc rà soát lại công tác văn thư, lưu trữ của đơn vị trên, tránh việc có thể thất thoát những tài liệu quan trọng (hoặc rất quan trọng), ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
UBND thành phố Phú Quốc có đang “vô cảm”
Trước đó, ngày 16/8, phía bà Loan thông tin tới phóng viên Tạp chí CHG về việc UBND thành phố sẽ sắp xếp buổi làm việc sang tuần sau (sáng ngày 23/8).
Những tưởng phía UBND thành phố Phú Quốc sẽ rốt ráo chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương vào cuộc thẩm tra xác minh, kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng báo chí đã nêu, cũng như chịu trách nhiệm trước người dân, trước khách du lịch trong và ngoài nước.





Hàng hóa có dấu hiệu vi phạm và vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng của các đơn vị: Long Beach, Ngọc Hiền, Hương Đảo, Việt Phú,...
Thế nhưng, nối tiếp những điều “lạ lùng”, vào hồi 8 giờ 30 phút sáng ngày 23/8, tại Hội trường B của UBND thành phố, không có bất kỳ bóng dáng của cán bộ UBND thành phố Phú Quốc nào.
Ghi nhận của phóng viên, tại thời điểm trên chỉ có ông Nguyễn Văn Áng, Phó đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 4 và ông Phan Văn Chiểu, cán bộ đội Cảnh sát điều tra tội phạm Kinh tế ma túy, Công an thành phố Phú Quốc. Cả ông Áng và ông Chiểu đều cho rằng: Chỉ được cấp trên ủy quyền đi thay, không có quyền trao đổi thông tin, chỉ nghe và tiếp nhận thông tin chứ không có quyền phát ngôn.
Nhận thấy đơn vị chủ trì buổi trao đổi thông tin (UBND thành phố Phú Quốc) có dấu hiệu “đem con bỏ chợ”, phóng viên thắc mắc với bà Loan (qua điện thoại), bà này liên tục đặt lại những câu hỏi: “bây giờ ý em làm sao?”, “bây giờ mấy anh đang họp, chị phải xử lý làm sao?”; “bây giờ chắc em liên hệ giúp chị với anh Tiến luôn đi, tại tuần sau mới có Chủ tịch mới, bây giờ thường trực đang họp rồi”; “em liên hệ với anh Minh (Trưởng phòng kinh tế), đầu mối thường trực Ban Chỉ đạo 389 thành phố chưa?”; “chiều nay lại đi diễn tập khu vực phòng thủ coi như hết tuần rồi”...
Thực tế, trước đó bà Loan có chuyển cho phóng viên số điện thoại của một người tên Minh (được bà này giới thiệu là Trưởng phòng Kinh tế), tuy nhiên, phóng viên thực hiện rất nhiều cuộc gọi tới số máy đều bất thành (có thể số điện thoại trên chặn người lạ).
Không thể liên lạc với ông Minh, phóng viên đề nghị với bà Loan bố trí một cán bộ của UBND nhằm chủ trì buổi trao đổi thông tin, bà Loan đồng ý và cử ông Ngô Thanh Xuân, Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố tham dự.
Việc ông Xuân tới phòng họp B theo sự chỉ đạo của bà Chánh Văn phòng UBND thành phố Phú Quốc Nguyễn Thị Kim Loan dường như chỉ “để cho có”, bởi chính ông này cũng không biết phải trao đổi những gì(!)
Trong khi đó, lịch làm việc với phía Tạp chí CHG là do bà Chánh Văn phòng (đại diện UBND thành phố Phú Quốc) chủ động sắp xếp. Phóng viên phải vượt hàng nghìn km, những mong truyền tải tiếng nói của người dân, thông điệp của du khách trong và ngoài nước tới lãnh đạo UBND thành phố Phú Quốc. 
Theo sự đọc hiểu của người viết bài, Chánh Văn phòng ủy ban là Thủ trưởng cơ quan, chỉ đạo, quản lý, điều hành, kiểm tra, đôn đốc và chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực về mọi hoạt động của Văn phòng. 
Như vậy, sau khi hẹn làm việc với phóng viên, phía bà Loan phải chủ động sắp xếp lịch làm việc giữa UBND thành phố Phú Quốc và đại diện Tạp chí CHG. 
Việc trao đổi thông tin với UBND thành phố Phú Quốc (trong đó có trưởng Ban Chỉ đạo 389 thành phố) nhằm đưa thông tin hai chiều tới độc giả, cũng như phía UBND thành phố chỉ đạo các lực lượng liên quan trong việc đấu tranh với buôn lậu, gian lận thương mại... trên địa bàn. Đồng thời, tạo sức nặng, đủ tính răn đe đối với các đơn vị vi phạm. Vì vậy, phía UBND thành phố Phú Quốc phải là chủ trì buổi trao đổi thông tin, các đơn vị liên quan chỉ tiếp nhận ý kiến và thực hiện.
Phải chăng lý do bà Chánh Văn phòng đưa ra là lãnh đạo “họp đột xuất”, không có người chủ trì, là do năng lực sắp xếp, điều hành công việc còn quá yếu kém, hay đây là sự  “thờ ơ” đến “vô cảm”, thậm chí là vô trách nhiệm của chính quyền nơi đây?
Vì đâu nên nỗi?
Có thể nói, hàng hóa dành cho người tiêu dùng tại địa phương, cũng như hàng hóa là đồ lưu niệm dành cho du khách trong và ngoài nước tại thành phố Phú Quốc được đánh giá là vô cùng “bát nháo”.
Nguyên nhân sâu xa để giải quyết vấn đề trên dường như chưa có lời giải. Một phần bởi nhiều doanh nghiệp tại đây coi thường pháp luật và có biểu hiện của sự “nhờn luật”, một phần là do các cấp chính quyền của thành phố Phú Quốc (những yếu tố đã phân tích ở trên).




Hàng hóa vi phạm vẫn "chình ình" tại các đơn vị kinh doanh: Việt Phú, Long Beach, K+Mark, Ngọc Hiền,...
Một nguyên nhân nữa, đó chính là sự kết nối có phần rời rạc, triển khai thiếu đồng bộ, thiếu tính nhất quán, thiếu quyết liệt, có phần buông lỏng quản lý, bỏ lọt hành vi vi phạm, thiếu tính giám sát giữa các đơn vị liên quan trên địa bàn thành phố.
Điển hình là việc kiểm tra, xử lý hệ thống siêu thị K+ Mark, ông Nguyễn Văn Áng, Phó đội trưởng Đội Quản lý thị trường phụ trách địa bàn thành phố Phú Quốc chia sẻ: Đã kiểm tra đơn vị này tại địa chỉ bãi Ông Lang (không phải trụ sở chính của siêu thị) và phát hiện một số sai phạm.
Tuy nhiên, điều làm nhiều người thắc mắc: K+ Mark là hệ thống với hai siêu thị, tại sao phía Đội Quản lý thị trường phụ trách địa bàn lại chỉ kiểm tra có một siêu thị (siêu thị nhỏ, ít hàng hóa hơn siêu thị chính)? Tại sao sau buổi kiểm tra, hàng hóa vẫn “chình ình” vi phạm? Hệ quả là việc rất nhiều hàng hóa có dấu hiệu vi phạm và vi phạm tại đây vẫn hàng ngày “tuồn” ra thị trường. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm?
Hay như, sau một thời gian có những bài viết liên quan đến một số đơn vị: Long Beach; Ngọc Hiền; Việt Phú; Dugong,... phóng viên tiến hành khảo sát lại, hàng hóa vi phạm dường như vẫn vẹn nguyên, thậm chí còn có những diễn biến phức tạp hơn trước.
Phải chăng, những vấn đề trên chỉ có người dân bản địa, khách du lịch trong và ngoài nước nhận thấy? Liệu rằng UBND thành phố Phú Quốc, Ban Chỉ đạo 389 thành phố Phú Quốc, các lực lượng chức năng liên quan có đang “mặc kệ”, để “nổi” (?)
Điều đó thật nguy hại, nếu những vấn đề nêu trên bùng phát thành vấn nạn. Phía UBND thành phố Phú Quốc không nên để một đốm lửa nhỏ liên quan đến lĩnh vực thương mại mà bùng cháy, thiêu rụi một ngành nghề được coi là mũi nhọn, phát triển bền vững, mang lại hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách thành phố và tỉnh Kiên Giang.
Xin được trích lời của ông Nguyễn Văn Áng, Phó đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 4 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang) trả lời phóng viên Tạp chí CHG về hàng hóa vi phạm bày bán công khai tại Trung tâm Long Beach để thấy được phần nào sự “sát sao” của lực lượng Quản lý thị trường, phụ trách địa bàn nơi đây: “Trung tâm này lớn (Long Baech), chúng tôi có đi du lịch, tham quan và khảo sát ở đó... nhưng không phát hiện hàng hóa giả mạo ở đó... Trung tâm này đi vào hoạt động cũng lâu rồi, chúng tôi chưa phát hiện được vi phạm”.
Những nội dung trên là một phần minh chứng cho nguyên do vì sao hàng hóa tại Phú Quốc “bát nháo” đến vậy, đồng thời cũng một phần lý giải câu hỏi: Vì đâu nên nỗi (!)
Kế hoạch số: 92/KH-BCĐ389 của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chỉ rõ các địa phương: "Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm quy định của pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; chỉ đạo các sở, ngành, địa phương chủ động nắm tình hình; thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin, xây dựng phương án, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời, hiệu quả hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, không để phát sinh điểm nóng, kho, bãi, điểm tập kết, trung chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ... trên địa bàn quản lý; Xác định rõ trách nhiệm các sở, ngành, địa phương, tập thể, cá nhân để tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra phức tạp, kéo dài hoặc để phát sinh điểm nóng nhưng không có giải pháp đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, dứt điểm, hiệu quả; xử lý kịp thời, công khai, nghiêm minh những tập thể, cá nhân tiếp tay, bao che, bảo kê hoặc tham gia hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân kinh doanh, xuất nhập khẩu, người tiêu dùng và Nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, không tham gia, tiếp tay, bao che, bảo kê cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;...
Đồng thời, tại Kế hoạch số 92/KH-BCĐ389 có nêu về công tác phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí: "Chỉ đạo cơ quan thông tấn, báo chí phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tổ chức tuyên truyền các chính sách, pháp luật; tuyên truyền các điển hình tiên tiến gương người tốt, việc tốt, vận động các tổ chức, cá nhân và nhân dân không tham gia, tiếp tay, bao che, bảo kê cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo nâng cao chất lượng các phóng sự, bản tin, bài phản ánh, đưa tin kịp thời, khách quan, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình, các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả."
Còn lại: 1000 ký tự
Ninh Thuận: Tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp

(CHG) Ngày 14/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận cho biết đang tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp để tiếp tục xử lý theo quy định.

Xem chi tiết
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC- BỘ Y TẾ: Yêu cầu thu hồi lô sản phẩm Rebirth Anti-Wrinkle Eye Gel With Vitamin E- Hộp 1 tuýp 30g…

(CHG) Ngày 13/9/2024, Văn phòng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết vừa ban hành văn bản yêu cầu đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Đội Quản lý thị trường số 2 xử phạt các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ “rao” bán trên mạng xã hội

(CHG) Hiện nay hoạt động mua bán hàng hóa trên nền tảng mạng xã hội đang diễn ra rất phổ biến trên cả nước và có khả năng tìm ẩn nhiều rủi ro gây thiệt hại cho người tiêu dùng mua phải hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ thông qua hình thức mua bán này

Xem chi tiết
Phát hiện việc thuốc CEFUROXIM 500mg nghi bị làm giả tại Thành phố Hồ Chí Minh

(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.

Xem chi tiết
AN GIANG: Đẩy mạnh công tác liên ngành chống buôn lậu trên tuyến biên giới…

(CHG) Với sự đồng lòng, chung tay góp sức triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả về đấu tranh phòng, chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả,… địa phương đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ.

Xem chi tiết
2
2
2
3