Công ty TNHH Dũng Khánh Hiền Gia Lai bị xử phạt hơn 136 triệu đồng


(CHG) Với hành vi buôn bán hàng hóa có bao bì ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ, Công ty TNHH Dũng Khánh Hiền Gia Lai bị xử phạt hơn 136 triệu đồng.

Quyết định xử phạt Công ty TNHH Dũng Khánh Hiền Gia Lai của UBND tỉnh Gia Lai.

Ngày 10/5, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty TNHH Dũng Khánh Hiền Gia Lai về hành vi buôn bán hàng hóa có bao bì ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ. Trước đó, Đoàn kiểm tra Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai phát hiện Công ty này bày bán 50 bao phân bón hỗn hợp Macrofarm NPK 16-16-16 Uni-Farm.
Loại phân phón này có quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, trên bao bì hàng hóa ghi “made in Rusia” kích thước rất lớn. Tuy nhiên, nhãn phụ của hàng hóa và các giấy tờ kèm theo ghi xuất xứ Trung Quốc với kích thước rất nhỏ. Điều này dễ gây hiểm lầm cho người tiêu dùng rằng hàng hóa có xuất xứ từ Nga. Cơ quan chức năng nhận định, số hàng hóa trên có bao bì ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ.
Được biết, Công ty TNHH Dũng Khánh Hiền Gia Lai đã nhập 3.000kg (tương đương 120 bao, loại 25kg/bao) phân bón hỗn hợp Macrofarm NPK 16-16-16 Uni–Farm. Toàn bộ số hàng hóa này có cùng bao bì, nhãn phụ hàng hóa, cùng mã số phân bón. Hiện số phân bón đang tồn thực tế tại doanh nghiệp này là 50 bao.
Căn cứ hồ sơ vi phạm, UBND tỉnh Gia Lai đã xử phạt vi phạm hành chính Công ty TNHH Dũng Khánh Hiền Gia Lai 100 triệu đồng về hành vi buôn bán hàng hóa có bao bì (phân bón) ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.
Đồng thời, buộc doanh nghiệp này nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp là 36,7 triệu đồng.
Như vậy, Công ty TNHH Dũng Khánh Hiền Gia Lai phải nộp vào ngân sách Nhà nước là hơn 136 triệu đồng./.

Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, được quy định tại Điều 11 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/08/2020.
“Điều 11. Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trông thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;
c) Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm”.

Còn lại: 1000 ký tự
Khánh Hòa: Tạm giữ 226 bình khí cười các loại và 15 chiếc xe điện 2 bánh nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Khánh Hòa kiểm tra đột xuất 02 cơ sở kinh doanh phát hiện, tạm giữ 226 bình khí N2O, 80 cái bình ắc quy và 15 chiếc xe điện 2 bánh có dấu hiệu vi phạm.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Xử phạt 02 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm có dấu hiệu vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 02 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ trên mạng xã hội, với số tiền gần 50 triệu đồng.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm có giá trị gần 3 tỉ đồng

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên tiến hành thành lập Hội đồng kiểm kê, giám sát việc tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm hành chính bị tịch thu, với giá trị gần 3 tỉ đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3