(CHG) Ban Chỉ đạo 389 Khánh Hòa đã bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia để tiếp tục phát hiện và tăng cường kiểm tra, kiểm soát địa bàn nhằm ngăn chặn việc vận chuyển, tập kết hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đặc biệt là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân không buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng hoá vi phạm sở hữu trí tuệ.
Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Khánh Hòa đã đẩy mạnh tuyên truyền nhằm chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Ngay từ đầu năm 2023, Ban chỉ đạo 389 tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo các đơn vị như: Đài Phát thanh và Truyền hình, Cổng thông tin điện tử của tỉnh tập trung tuyên truyền về các nội dung: Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả các mặt hàng: Xăng dầu, thuốc, vật tư y tế, thực phẩm chức năng, thực phẩm, rượu, bia, thuốc lá, ma túy... gian lận thương mại điện tử; quản lý thuế ô tô nhập khẩu; công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại qua cảng hàng không quốc tế, cảng biển; kiểm soát an toàn thực phẩm nông – lâm - thủy sản; các đợt bình ổn giá cả thị trường, cao điểm phòng chống buôn lậu, hàng giả vào dịp lễ, Tết.
Bên cạnh đó, các đơn vị như Công an, Hải quan, Quản lý thị trường... phối hợp với cơ quan báo chí tuyên truyền với những nội dung gồm: Công tác quản lý điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán; Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh xăng dầu giả kém chất lượng, vận chuyển trái phép xăng dầu, than.
Đồng thời, phát sóng các chương trình phát thanh tuyên truyền ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU); Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm Tết Nguyên đán thực hiện các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng thuốc lá điếu và đường cát; công tác thú y thủy sản và phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu...
Ngăn chặn, phòng ngừa việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng; cảnh báo việc buôn bán, sử dụng thuốc giả; thông tin cảnh báo một số hiện tượng lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế có liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam. Ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán thuốc, văcxin thú y nhập lậu, không rõ nguồn gốc; tuyên truyền, cảnh báo các cơ sở buôn bán, sử dụng thuốc và người dân không buôn bán, sử dụng sản phẩm Ophazidon giả số lô: 290621, 390721, 540921 và 691121; công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; công tác quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.
Trong đó, chỉ tính riêng lực lượng Quản lý thị trường tỉnh: Gắn với công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường lực lượng Quản lý thị trường đã triển khai công tác tuyên truyền, vận động ký 841 bản cam kết không kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không đảm bảo chất lượng và hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm...; phát 985 tờ rơi tuyên truyền “Buôn bán, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá điếu nhập lậu là hành vi vi phạm pháp luật:, 2.901 tờ rơi tuyên truyền “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và một số quy định mới về hoạt động thương mại điện tử” và tờ rơi tuyên truyền “Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn năm 2021 - 2025”, dán 4.232 tờ áp phích tuyền truyền “Buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu”.
Phối hợp cơ quan Báo, Đài, địa phương và Trung ương tuyên truyền chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và thực hiện tuyên truyền, phản ánh kết quả vận động ký cam kết và hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh./.
0
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas
(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết