Doanh nghiệp buôn bán xăng dầu không đảm bảo chất lượng bị phạt 150 triệu đồng


(CHG) Doanh nghiệp kinh doanh gần 3.000 lít xăng RON 95-III không đạt chất lượng trị giá gần 60 triệu đồng vừa bị lực lượng chức năng tỉnh Tiền Giang xử phạt 150 triệu đồng.

Ngày 22/6/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Gò Công về hành vi kinh doanh hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng với số tiền gần 150 triệu đồng.
Theo thông tin ban đầu, trước đó ngày 16/5/2023, Đội QLTT số 6 chủ trì phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức kiểm tra 01 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thị xã Gò Công. Vụ việc được kiểm tra theo Kế hoạch kiểm tra chuyên đề xăng dầu của Đội.

Đoàn kiểm tra tiến hành lấy 01 mẫu xăng RON 95-III gửi thử nghiệm chất lượng. Kết quả, mẫu này không phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 1:2015/BKHCN và sửa đổi 1:2017 QCVN 1:2015/BKHCN.
Cụ thể, mẫu có trị số octan 91,8 trong khi mức quy định là min 95; hàm lượng lưu huỳnh 290 mg/kg trong khi quy định chỉ là max 150 mg/kg. Lô hàng hóa vi phạm gần 3.000 lít xăng RON 95-III với trị giá gần 60 triệu đồng. Đội QLTT số 6 hoàn chỉnh hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xử phạt. 

Liên quan tới kinh doanh xăng dầu không đảm bảo chất lượng, trước đó ngày 11/4/2023, tại Bình Dương, Công ty Cổ phần Sao Mai Sài Gòn đã bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt với số tiền gần 885 triệu đồng về hành vi Bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Vụ việc do Đội QLTT số 5 Cục QLTT tỉnh Bình Dương phát hiện, xử lý.
Cụ thể, bằng máy test nhanh của Đội QLTT số 5, Đoàn kiểm tra đã tiến hành test nhanh mẫu xăng Ron 95-III tại cột đo số 2 và cột đo số 4 (theo thứ tự Đoàn kiểm tra quy định), kết quả có trị số octan lần lượt là: 86.5, 86.6. Do nghi vấn về chất lượng xăng Ron 95-III đang kinh doanh nên Đoàn kiểm tra tiếp tục tiến hành lấy 01 mẫu xăng Ron 95-III tại cột đo số 2 để gửi đi thử nghiệm chất lượng tại đơn vị chức năng. Kết quả thử nghiệm mẫu xăng Ron 95-III của Công ty Cổ phần Sao Mai Sài Gòn có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn tương ứng.
Giá trị hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ tại thời điểm này trên 353 triệu đồng tương đương với trên 15.000 lít. Với hành vi vi phạm “Bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”, căn cứ vào các quy định về xử lý vi phạm hành chính, Cục QLTT tỉnh Bình Dương đã trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương xem xét, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Sao Mai Sài Gòn.

Công văn của Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường về việc kiểm tra, xử lý vi phạm chất lượng trong kinh doanh xăng dầu tháng 3/2023 nêu rõ:
Trước tình hình buôn lậu, gian lận thương mại mặt hàng xăng dầu còn diễn biến phức tạp; trong đó, có hiện tượng nhiều đối tượng lợi dụng việc nguồn cung xăng dầu bị đứt gãy cục bộ tại một số thời điểm trên địa bàn các tỉnh, thành phố để kinh doanh xăng dầu giả, kém chất lượng.
Nhằm giữ ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các doanh nghiệp kinh doanh chân chính, Tổng cục Quản lý thị trường đề nghị Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia và Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.
Ngoài ra, các Cục Quản lý thị trường các tỉnh, địa phương cần tăng cường quản lý địa bàn, chủ động kiểm tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu hoặc vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xăng dầu.
Đáng chú ý, công văn yêu cầu và chỉ đạo Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề về chất lượng xăng dầu, theo đó phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn (Công an, Sở Khoa học công nghệ) thực hiện kiểm tra, lấy mẫu xăng dầu để thử nghiệm, giám định về chất lượng...

 

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3