Gia Lai: Xử phạt cơ sở kinh doanh phụ tùng xe gắn máy, xe mô tô nhập lậu.


(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai kiểm tra phát, hiện xử phạt 1 cơ sở kinh doanh linh kiện xe gắn máy, xe mô tô không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai, vào ngày 11/12/2023, Đội QLTT số 8 phối hợp với công an huyện Mang Yang tiến hành kiểm tra đột xuất 01 cơ sở kinh doanh của ông T.N.Q tại địa chỉ 244 Trần Hưng Đạo, thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. Qua kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng đã phát hiện ông T.N.Q đang kinh doanh nhiều mặt hàng phụ tùng, linh kiện xe gắn máy, xe mô tô không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trong đó, có 16 cái ống pô (ống xả) xe gắn máy các loại đã qua sử dụng dùng để độ chế xe gắn máy.

Lực lượng chức năng kiểm tra, thu giữ số thiết bị, phụ tùng độ, chế xe máy không rõ nguồn gốc xuất xứ.Lực lượng chức năng kiểm tra, thu giữ số thiết bị phụ tùng xe gắn máy, xe mô tô không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Đồng thời, lực lượng chức năng phát hiện ông T.N.Q kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể nhưng không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký.
Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai tiến hành lập biên bản tạm giữ các thiết bị, phụ tùng không rõ nguồn gốc xuất xứ nêu trên và ban hành quyết định xử phạt hành chính với 02 hành vi vi phạm nêu trên theo quy định, với số tiền 8.250.000 đồng.
Theo thống kê của Tổng cục Quản lý thị trường cũng cho thấy, có đến 55/63 Cục Quản lý thị trường tại các tỉnh thành đã kiểm tra, xử lý các vụ việc liên quan đến hành vi buôn bán, lắp ráp nhiều phụ tùng, linh kiện giả, giả mạo nhãn hiệu “Honda”, “Yamaha” hay “Sym” đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Các sản phẩm được làm giả nhiều nhất đó là: Bố thắng xe, lá côn xe, ổ khóa xe, ốp bô xe, yên xe, nắp chụp bugi, nắp chụp lốc máy, lượt nhớt, mặt nạ, tấm che bô, đèn pha... gây ảnh hưởng rất nhiều đến doanh số và uy tín của các doanh nghiệp, khi lượng hàng giả tràn lan trên thị trường. Người tiêu dùng thay vì mua hàng chính hãng lại mua phải hàng không chính hãng trên thị trường.
Các doanh nghiệp cần triển khai nhiều biện pháp để bảo hộ nhãn hàng, giảm thiểu hiện tượng hàng giả bằng cách liên tục thay đổi kiểu dáng mẫu mã. Quan trọng nhất là doanh nghiệp đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm của mình.
Trong thời gian tới, lực lượng chức năng ở các tỉnh thành trên cả nước tiếp tục triển khai thêm nhiều giải pháp công nghệ để phát hiện và thu giữ các phụ tùng nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ, giúp người tiêu dùng mua, sử dụng hàng chính hãng, chất lượng.

Còn lại: 1000 ký tự
Khánh Hòa: Tạm giữ 226 bình khí cười các loại và 15 chiếc xe điện 2 bánh nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Khánh Hòa kiểm tra đột xuất 02 cơ sở kinh doanh phát hiện, tạm giữ 226 bình khí N2O, 80 cái bình ắc quy và 15 chiếc xe điện 2 bánh có dấu hiệu vi phạm.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Xử phạt 02 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm có dấu hiệu vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 02 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ trên mạng xã hội, với số tiền gần 50 triệu đồng.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm có giá trị gần 3 tỉ đồng

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên tiến hành thành lập Hội đồng kiểm kê, giám sát việc tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm hành chính bị tịch thu, với giá trị gần 3 tỉ đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3