Giá trị thực của sản phẩm thời trang ZaKaDo?


(CHG) Trên biển hiệu của cửa hàng mang thương hiệu thời trang ZaKaDo (số 30 Hùng Vương, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) công khai các chương trình khuyến mại giảm giá tối đa tới 75%, vì thế người tiêu dùng nơi đây nghi ngờ về giá trị thực, cũng như chất lượng các sản phẩm của hãng thời trang này.

Bất thường chương trình khuyến mại
Theo Kerin, R. A và các cộng sự: Khuyến mại là một trong những công cụ chính yếu của hỗn hợp xúc tiến. Hoạt động này chiếm khoảng 18% trong tổng chi tiêu cho các hoạt động xúc tiến quảng bá tại doanh nghiệp.
Bởi vậy, việc các chương trình khuyến mại giảm tối đa tới 75% của thương hiệu thời trang ZaKaDo là một dấu hiệu bất thường của doanh nghiệp, trong đó người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay đến giá trị thật và chất lượng thật của sản phẩm. Điều đó sẽ tạo ra tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng, cũng như tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đồng thời tạo tiền lệ xấu trong việc thực thi các quy định của pháp luật.

Cửa hàng mang thương hiệu thời trang ZaKaDo số 30 Hùng Vương, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, công khai ghi khuyến mại một số sản phẩm tới 75% giá so với nhãn gốc của một số sản phẩm.

Đứng trước vấn đề trên, không chỉ người tiêu dùng, mà chính các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm cùng loại có quyền lên tiếng, nhằm bảo vệ mình trước “cơn bão” khuyến mại của đơn vị đang có dấu hiệu vi phạm các quy định trong lĩnh vực này.
Chính vì vậy, người tiêu dùng đã thông tin tới Tổng đài Chống hàng giả về một số dấu hiệu “bất thường” liên quan đến sản phẩm thời trang mang thương hiệu ZaKaDo (của công ty Cổ phần ZaKaDo, địa chỉ 30D4 TDC 3,2ha Đại Lai 2, Phú Xuân, thành phố Thái Bình), Quỹ Chống hàng giả đã chuyển thông tin tới Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG).

Nghi vấn cửa hàng mang thương hiệu thời trang ZaKaDo vi phạm các quy định trọng lĩnh vực khuyến mại sản phẩm.

Qua khảo sát thực tế tại cửa hàng thời trang ZaKaDo số 30 Hùng Vương, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, phóng viên ghi nhận: cửa hàng nằm trên tuyến phố trung tâm, khá rộng và thoáng, hàng hóa tại đây được bài trí khá khoa học và bắt mắt, vì thế người tiêu dùng rất dễ nhận biết về thương hiệu thời trang trên. Cùng với đó, việc chủ động đa dạng hóa sản phẩm thời trang như: giày; thắt lưng; ví da; quần – áo các loại; mũ bảo hiểm; túi; ví cầm tay... là một lợi thế rất lớn, thu hút khách hàng đến chọn mua sản phẩm.
Tuy nhiên, việc chương trình khuyến mại một số sản phẩm tới 75% giá so với nhãn gốc của một số sản phẩm, đang được phía ZaKaDo áp dụng và thực hiện, khiến người tiêu dùng khó tránh khỏi hoài nghi về chất lượng, cũng như giá trị thực của sản phẩm: Áo Tshirt Cotton có giá gốc trên nhãn là 255 nghìn đồng, giá bán khuyến mại chỉ có 99 nghìn đồng; áo Polo lẻ sai có giá gốc trên nhãn sản phẩm là 450 nghìn đồng, giá bán khuyến mại chỉ có 99 nghìn đồng; Quần sooc Kaki giá gốc trên nhãn là 435 nghìn đồng, giá bán khuyến mại chỉ có 199 nghìn đông; Quần sooc giá TK có giá gốc 245 nghìn đồng, giá bán khuyến mại chỉ 99 nghìn đồng...
Theo ông Hồ Trường Giang, phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng gỉa và Gian lận thương mại: “Hành vi vi phạm trong cạnh tranh thương mại đã được quy định rõ trong  Luật Cạnh tranh/2018/QH14 khi tự ý áp dụng hình thức và sản phẩm khuyến mại mà cơ sở này coi đó là hình thức “linh hoạt trong kinh doanh”. Áp dụng hình thức và sản phẩm khuyến mại một cách tự ý: Điều này có thể làm biến tướng thị trường và gây ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp cạnh tranh, tạo ra sự bất bình đẳng trong việc cạnh tranh và tiêu thụ hàng hóa”.
Tràn lan vi phạm về nhãn hàng hóa?
Ngoài dấu hiệu vi phạm về các chương trình khuyến mại, thời trang ZaKaDo còn có dấu hiệu vi phạm tràn lan về nhãn hàng hóa đang bày bán tại đây: các sản phẩm giày; ví da; ví cầm tay; dây lưng nam... đang bày bán tại đây chưa thể hiện được thông tin trên nhãn của sản phẩm: Tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về sản xuất hàng hóa; thông số kỹ thuật; thông tin cảnh báo sản phẩm; hướng dẫn sử dụng; hướng dẫn bảo quản; năm sản xuất... 

Một số sản phẩm có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật trong việc ghi nhãn sản phẩm.

Về vấn đề này, ông Hồ Trường Giang, phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng gỉa và Gian lận thương mại cho rằng: “Việc đơn vị sở hữu thương hiệu thời trang ZaKaDo sử dụng nhãn sản phẩm không đầy đủ nội dung hợp quy căn cứ theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ đã được sửa đổi và bổ sung tại Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 9 tháng 12 năm 2021 về nhãn hàng hóa; những sai phạm này có thể dẫn đến nhầm lẫn trong việc lựa chọn, sử dụng và bảo quản sản phẩm của người tiêu dùng khi họ mua sản phẩm. Đây là yêu cầu bắt buộc nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Cũng theo ông Giang, vấn đề nêu trên là cần thiết phải có sự can thiệp và giám sát từ cơ quan chức năng để kiểm tra và xử lý các sai phạm này. Nếu phát hiện sai phạm, cần thiết phải áp dụng các biện pháp xử lý, truy cứu trách nhiệm hành chính hoặc phạt tiền tùy theo mức độ vi phạm của cơ sở kinh doanh ZaKaDo. Điều này sẽ tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong cạnh tranh thương mại”.

Nhằm thông tin đa chiều tới độc giả, ngày 20/9/2023, Phóng viên Tạp chí CHG có buổi trao đổi và cung cấp thông tin, hình ảnh về một số dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thời trang tới ông Nguyễn Đức Trung, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc. Cũng trong buổi làm việc, phóng viên có gửi tới Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc Công văn số: 158/CV-TCCHG, cũng như tài liệu do người tiêu dùng cung cấp liên quan trực tiếp đến chất lượng sản phẩm của hãng thời trang này.
Sau khi tiếp nhận các thông tin trên, ông Trung cho biết: “Phía Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc sẽ cho thẩm tra xác minh, nếu có sai phạm sẽ tiến hành kiểm tra, xử lý theo quy định của nhà nước”.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Quảng Bình: Xử phạt 01 đối tượng vẫn chuyển hàng hóa với nhiều hành vi vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 đối tượng thực hiện vận chuyển hàng hóa về 03 hành vi vi phạm, với tổng số tiền phạt 130 triệu đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 03 cơ sở kinh doanh livestream bán hàng giả mạo các nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia lai kiểm tra, xử phạt 03 cơ sở kinh doanh livestream bán hàng giả mạo các nhãn hiệu trên mạng xã hội, với tổng số tiền là 73.000.000 đồng.

Xem chi tiết
Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

(CHG) Ngày 13/5, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Xem chi tiết
2
2
2
3