(CHG) Ngày 12/7, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 6 Cục QLTT Hà Nội đã phối hợp với cơ quan công an đột kích một cơ sở gia công, phát hiện hàng chục ngàn sản phẩm kính áp tròng Trung gắn nhãn mác Hàn Quốc. Các sản phẩm được bán trên các sàn thương mại điện tử với giá 45.000 đồng/sản phẩm.
Cơ sở kinh doanh này có địa chỉ tại ô 129, lô 3 khu tái định cư mở rộng Xuân Phương, phường Phương Canh, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Ngôi nhà có 4 tầng, nhưng có tới 3 tầng dùng để chứa sản phẩm và các nguyên phụ liệu liên quan đến kính áp tròng.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở chưa xuất trình được giấy phép kinh doanh, hóa đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc hợp pháp của các sản phẩm, nguyên liệu không có số đăng ký lưu hành theo quy định của pháp luật. Theo điều tra, sản phẩm kính áp tròng đều được nhập khẩu từ Trung Quốc, sau đó nhân viên sẽ bóc, xé nhãn gốc Trung Quốc thay thế bằng nhãn mác tự thiết kế, “phù phép” sản phẩm thành hàng “ Made in Korea”.
QLTT Hà Nội phát hiện hàng chục ngàn sản phẩm kính áp tròng Trung Quốc gắn mác Korea |
Cơ sở kinh doanh này chỉ dùng 2 máy dán nhãn thô sơ nhưng trong vài phút đã "thay tên đổi họ" được cho hàng chục sản phẩm kính mắt áp tròng Trung Quốc.
Nhân viên bán hàng tại cơ sở thừa nhận thường tư vấn cho khách hàng các sản phẩm là hàng Hàn Quốc nhằm tăng uy tín, dễ bán được nhiều hàng hơn, bởi tâm lý khách hàng không thích hàng Trung Quốc. Cũng theo nhân viên bán hàng, hàng hoá tại đây được phân phối đi nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Có những nơi đổ buôn, có những chỗ bán lẻ. Kênh tiêu thụ chính của cơ sở này là trên sàn thương mại điện tử được bán với giá 45.000đồng/sản phẩm. Số lượng bán ít nhất 30 khách hàng chốt đơn, đặt hàng mỗi ngày.
Hàng chục nghìn sản phẩm kính áp tròng Trung Quốc được gắn mác Hàn Quốc đánh lừa người tiêu dùng |
Theo ông Phan Thanh Hà, Phó Đội trưởng Đội QLTT số 6 cho biết, nếu nhận thấy có dấu hiệu hình sự, lực lượng QLTT sẽ chuyển sang cơ quan công an để điều tra, xác minh làm rõ theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, có nhiều cơ sở kinh doanh, thương hiệu kính áp tròng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường khiến cho người tiêu dùng, đặc biệt là những người chưa có nhiều kinh nghiệm dễ dàng mua phải hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy hại cho mắt như trầy giác mạc, viêm loét, nhiễm trùng, đau mắt đỏ, bệnh biểu mô rất nguy hiểm nếu bạn đeo kính áp tròng không rõ nguồn gốc và kém chất lượng.
Do vậy, người tiêu dùng cần tìm hiểu thông tin thật kỹ lưỡng trước khi mua hàng, tránh tiền mất tật mang.
(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…
Xem chi tiết(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.
Xem chi tiết(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết