(CHG) Càng gần Trung Thu, nhiều cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh Trung thu liên tục mắc nhiều vi phạm trong khâu sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích thu lời.
Để đảm bảo nguồn cung bánh Trung thu, thời gian qua, cơ quan chức năng liên quan đã triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật của các cơ sở kinh doanh, sản xuất các mặt hàng phục vụ Tết Trung thu.
Như tại Hà Nội, nhiều cơ sở kinh doanh bánh Trung thu đã bị kiểm tra. lực lượng chức năng đã xử lý hơn 100 cơ sở bánh trung thu vi phạm. Sở Y tế Hà Nội đã phát hiện và xử phạt 80 cơ sở vi phạm. Đồng thời, Cục Quản lý thị trường Hà Nội cũng đã kiểm tra 11 vụ, xử lý 11 vụ, phạt hành chính 92.500.000 đồng, trị giá hàng hóa vi phạm là 114.890.000 đồng, tịch thu, tạm giữ 26.963 chiếc bánh trung thu các loại. Trong đó, hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh hàng hóa nhập lậu không có hóa đơn chứng từ.
Cán bộ quản lý thị trường kiểm tra bánh Trung thu vi phạm
Bên cạnh việc thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất, lực lượng chức năng của các quận, huyện, thị xã cũng kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu của các xã, phường, thị trấn và kiểm tra an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng bánh trung thu, nguyên liệu sản xuất bánh trung thu, các sản phẩm khác phục vụ Tết Trung thu.
Tính đến ngày 5/9, toàn thành phố đã có tổng số 666 đoàn thanh tra, kiểm tra, trong đó, tuyến thành phố có 19 đoàn và 647 đoàn tuyến quận, huyện. Theo thống kê đã có 3.848 cơ sở được thanh tra, kiểm tra. Qua đó, có 80 cơ sở đã bị phạt với tổng số tiền hơn 458 triệu đồng và đình chỉ 1 cơ sở.
Trước tình hình trên, Cục Quản lý thị trường Hà Nội cũng đã ban hành Kế hoạch số 12/KH-QLTT ngày 11/8/2022 về triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Trung thu trên địa bàn thành phố năm 2022.
Cùng với đó, lực lượng chức năng cũng đã tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm cho người sản xuất, người kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm trong dịp Tết Trung thu. Đặc biệt, tuyên truyền cho các nhóm đối tượng sản xuất, kinh doanh, người sử dụng bánh trung thu.
Còn đối với người tiêu dùng, Cục Quản lý thị trường Hà Nội khuyến cáo người dân không nên mua các sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, khi mua lưu ý kiểm tra nhãn mác, hạn sử dụng sản phẩm. Sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng bao gồm tên nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, hướng dẫn sử dụng, bảo quản, ngày sản xuất... được ghi rõ trên bao bì. Sản phẩm được bán ở địa điểm kinh doanh xác định, đáp ứng các điều kiện bảo quản sản phẩm.
Trước đó, vào ngày 6/9, Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) Nghệ An cũng đã tiến hành thu giữ và xử phạt hành chính một cơ sở kinh doanh trên địa bàn và phát hiện 600 chiếc bánh trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…
Xem chi tiết(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.
Xem chi tiết(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết