(CHG) Thời gian qua, liên tục phát hiện nhiều điện thoại được nhập lậu trái phép qua đường hàng không. Để đảm bảo công tác kiểm tra, giám sát hàng hoá nhập khẩu, Tổng cục Hải quan vừa chỉ đạo hải quan quản lý các cửa khẩu hàng không tăng cường phân tích, đánh giá rủi ro nhằm ngăn chăn điện thoại qua đường hàng không.
Kiểm tra an ninh tại sân bay.
Liên tiếp thu giữ hàng nghìn điện thoại nhập cảnh trái phép
Thời gian qua, cơ quan Hải quan đã phối hợp với các lực lượng chức năng tại các cửa khẩu đường hàng không, phát hiện và bắt giữ một số vụ vận chuyển hàng hoá trái phép trong hành lý của người nhập cảnh trên những chuyến bay nhập cảnh vào Việt Nam.
Đầu tiên, phải nhắc tới vụ việc xảy ra tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP. HCM đã phát hiện ra 700 chiếc điện thoại bị vận chuyển trái phép. Vụ việc này đã được Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC03 - Công an TP. HCM), phối hợp với lực lượng an ninh cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (Cục Hải quan TP. HCM) kiểm tra, bàn giao hành lý và hành khách Ngô Thạch Hảo nhập cảnh, do có nghi vấn vận chuyển hàng hóa vi phạm.
Ngô Thạch Hảo nhập cảnh từ Singgapore mang theo 2 kiện hành lý xách tay. Qua kiểm tra, tổ công tác phát hiện trong 2 kiện hành lý của Hảo chứa 246 chiếc điện thoại di động đã qua sử dụng, chưa rõ chủng loại tang vật.
Sau đó, qua giám sát khu vực tại địa bàn cách ly nhà ga Tân Sơn Nhất, tại khu vực hành lang chung, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân sơn Nhất, Công ty cổ phẩn phục vụ mặt đất Sài Gòn, Trung tâm phục vụ hành khách VIAGS Tân Sơn Nhất đã lập biên bản chứng nhận có 4 kiện hành lý không có thẻ, thông tin của hãng hàng không và thông tin của khách hàng chủ hàng.
Đại diện Trung tâm phục vụ Hành khách VIAGS Tân Sơn Nhất và Công ty cổ phần phục vụ mặt đất Sài Gòn đều xác nhận số hành lý này không thuộc bộ phận hành lý thất lạc tiếp nhận, quản lý và không xác định được của ai. Sau khi lập biên bản chứng nhận, Chi cục Hải quan Cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tiến hành kiểm tra 4 kiện hành lý bằng máy soi chiếu.
Lực lượng chức năng phát hiện có 463 chiếc điện thoại di động các loại hiệu Iphone.
Điều tra mở rộng, PC03 xác định Ngô Thạch Hảo cùng đồng phạm đã tổ chức vận chuyển trái phép 463 chiếc điện thoại di động hiệu Iphone nêu trên. Như vậy, tổng số hàng hóa thu giữ là hơn 700 chiếc điện thoại di động các loại với giá trị khoảng 10 tỷ đồng.
Tại cơ quan điều tra, Hảo khai được thuê vận chuyển điện thoại đã qua sử dụng từ Singapore về Việt Nam với giá 2 triệu đồng/chuyến. Từ đầu tháng 9/2022 đến nay, Hảo đã xuất cảnh đi Singapore khoảng 12 lần để vận chuyển điện thoại đã qua sử dụng về Việt Nam. Khi đến Singapore, sẽ có người liên lạc giao hàng cho Hảo tại sân bay quốc tế Changi hoặc tại khách sạn để Hảo mang về nước.
Hiện vụ việc đang được Công an TP. Hồ Chí Minh mở rộng điều tra, làm rõ hành vi của các đối tượng liên quan.
Trước đó, lực lượng chức năng tại sân bay Nội Bài, Hà Nội cũng đã phát hiện và thu giữ gần 1.000 chiếc điện thoại iPhone nhập lậu qua đường hàng không gồm iPhone 11, iPhone XS Max, iPhone 8... cùng nhiều linh kiện máy tính khác, không có hóa đơn chưng từ chứng minh nguồn gốc. Trị giá lô hàng ước tính 8 tỷ đồng
Toàn bộ số hàng trên được giấu trong 3/27 kiện khối lượng 500kg và được chủ hàng kê khai là quần áo, vận chuyển từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh) ra sân bay Nội Bài, Hà Nội bằng đường hàng không.
Hải quan Đà Nẵng sử dụng chó nghiệp vụ để tuần tra, kiểm soát hành lý XNC. Ảnh: N.Linh
Tăng cường giám sát, ngăn chặn nhập lậu điện thoại
Trước tình trạng phát hiện mặt hàng điện thoại di động được vận chuyển trái phép về Việt Nam với số lượng lớn, nhất là sự kiện điện thoại iPone 14 mở bán từ ngày 16/9, Tổng cục Hải quan chỉ đạo các cục hải quan địa phương quản lý các sân bay quốc tế như: Cục Hải quan TP. HCM, Cục Hải quan Hà Nội, Cục Hải quan Đà Nẵng, Cục Hải quan Khánh Hòa, Cục Hải quan Hải Phòng cảnh báo nguy cơ nhập lậu mặt hàng điện thoại.
Đồng thời, tăng cường công tác giám sát trực tuyến, giám sát kiểm tra mặt hàng thiết bị điện tử viễn thông, điện thoại trên tuyến hàng không. Cụ thể, địa bàn sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Cục Điều tra chống buôn lậu đề nghị Cục Hải quan TP. HCM chỉ đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với tổ công tác thuộc Phòng Giám sát trực tuyến (Phòng 3) triển khai thiết bị giám sát trực tuyến tại khu vực giám sát hải quan thuộc Chi cục Hải Quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất để tổ chức giám sát trực tuyến đối với hành lý, hàng hóa trên các chuyến bay trọng điểm và truyền hình ảnh về trung tâm chỉ huy để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Tổng cục Hải quan.
Cục Điều tra chống buôn lậu đề nghị Cục Hải quan TP. HCM cử cán bộ hỗ trợ cho tổ công tác của Phòng 3 trong việc đi vào, ra khu vực hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, khu cách ly, kho hàng hóa thuộc địa bàn hải quan do Chi cục quản lý.
Để đảm bảo công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan đối với hành lý, hàng hóa của người xuất nhập cảnh theo đúng quy định của pháp luật, Tổng cục Hải quan vừa chỉ đạo các cục hải quan quản lý cửa khẩu đường không tăng cường công tác phân tích, đánh giá rủi ro các tuyến bay. Đặc biệt từ những vùng, lãnh thổ đã có lịch sử vận chuyển hàng hóa cấm, hàng hóa có giá trị cao, hàng hóa có giấy phép chuyên ngành, hoặc người nhập cảnh mang theo số hành lý lớn, để sàng lọc đối tượng trọng điểm, kiểm tra bằng máy soi kết hợp kiểm tra thực tế..
Chấn chỉnh, quán triệt công chức trong việc kiểm tra hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh đúng theo quy định tại Quyết định 3280/QĐ-TCHQ ngày 30/9/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan...
Tổng cục Hải quan cũng có những chỉ đạo cụ thể đối với công tác hậu cần, công tác quản lý rủi ro, kiểm soát hải quan và giám sát trực tuyến. Theo đó, chỉ đạo của Tổng cục Hải quan được gửi tới cục hải quan các tỉnh, thành phố (Bình Định, Cần Thơ, Đà nẵng, ĐắkLắk, Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Kiên Giang, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế) để triển khai thực hiện.
Kì 2: Khung hình phạt khi nhập lậu hàng hoá như thế nào?
0
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas
(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết