Kỳ 1: Nghi vấn chuỗi cửa hàng Pink house, Beutygarden, Mint Cosmetics bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ


(CHG) Thời gian qua, các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tục phát hiện và thu giữ nhiều sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tuy nhiên, đó mới là “bề nổi của tảng băng chìm”. Bởi hiện nay, nhiều cửa hàng vẫn ngang nhiên bày bán công khai các mặt hàng tiêu dùng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Hệ thống mỹ phẩm Min Cómetics, Pinky House, Beauty Garden

Hệ thống Pink house, Beauty Garden, Mint Cosmetics, là chuỗi thương hiệu chuyên kinh doanh ngành hàng mỹ phẩm nhập ngoại có tiếng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng trong các cửa hàng trên không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, “mập mờ” về nguồn gốc xuất xứ. Tìm hiểu thực tế tại hệ thống cửa hàng mỹ phẩm thương hiệu Pink House tại: 1A Hồ Đắc Di, phường Nam Đồng, quận Đống Đa; 179 Chùa Bộc, phường Quang Trung, quận Đống Đa và hệ thống cửa hàng mỹ phẩm thương hiệu Beauty Garden tại: 165C Xuân Thủy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy; 89 Chùa Bộc, phường Quang Trung, quận Đống Đa, mỹ phẩm được bày bán trong các cửa hàng kể trên có xuất xứ từ nước ngoài.

Theo quan sát của phóng viên, tại các shop trên đang bày bán đa dạng sản phẩm như kem dưỡng da: Caudalie, V7, Clinque…; kem nền Catric, BB, April skin…; phấn phủ: Eglip, Sempre, Guerlan, Innisfree…; xịt khoáng: Avène, Vichy, Bioderma…; tẩy trang Bioderma, dầu gội Biotin & Collagen, thực phẩm chức năng: Murad, Rebirth, Black More, Relumins… Những sản phẩm trên phần lớn không có nhãn phụ tiếng Việt.

Hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ bày bán công khai trong shop mỹ phẩm Pinky House và shop Beauty Garden

Riêng với thương hiệu Mint Cosmetics, đây là chuỗi hệ thống cung cấp mỹ phẩm nhập ngoại rất lớn. Với 13 cửa hàng, nằm rải rác tại nhiều quận nội thành Hà Nội: 237 Bạch Mai; 186 Hàng Bông; số 7 ngõ 100 phố Tây Sơn; 152C Triệu Việt Vương; 61 Vạn Bảo; 72 Trần Phú; ngõ 215-106 Tô Hiệu, Cầu Giấy; 264 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, 104A1 Phạm Ngọc Thạch; 480 Minh Khai; 161 Chùa Láng; 104 ngõ 72 Nguyễn Chí Thanh; 23 Lê Văn Lương. Nơi đây được chị em ví như “thiên đường” hàng xách tay.

Theo quan sát của phóng viên, tại địa chỉ 61 phố Vạn Bảo; ngõ 215-106 phố Tô Hiệu, Cầu giấy, số 104 ngõ 72 Nguyễn Chí Thanh và số 161 phố Chùa Láng, các cửa hàng của thương hiệu Mint Cosmetics được bày trí vô cùng khoa học, chuyên nghiêp và thu hút khách hàng. Các sản phẩm mỹ phẩm chủ yếu có nguồn gốc từ nước ngoài: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Anh…

Tại các địa chỉ nêu trên, dường như bất chấp các quy định của pháp luật về lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng, nhiều sản phẩm mỹ phẩm “mập mờ”, không rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ. Thậm chí, có những sản phẩm bày bán trong chuỗi hệ thống mỹ phẩm trên, khách hàng gần như không thể tìm thấy thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng.

Hệ thống mỹ phẩm Mint Cosmetics bày bán công khai mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Khi được hỏi về các thông tin sản phẩm bày bán trong cửa hàng, nhân viên bán hàng gần như trả lời đồng nhất một nội dung: “Hàng có tem nhãn phụ là sản phẩm nhập khẩu, có các nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam. Còn các sản phẩm không có nhãn phụ tiếng Việt là hàng không có nhà phân phối tại Việt Nam, bên em phải nhập từ nguồn hàng xách tay…”.

Phóng viên thắc mắc về việc không tìm thấy hạn sử dụng trên sản phẩm sữa dưỡng thể và một số sản phẩm khác có chữ trên bao bì là tiếng Nhật, được dán nhãn phụ bằng tiếng Việt, nhân viên ở đây cho biết: “Hầu hết hàng của Nhật, hạn sử dụng là số lô của sản phẩm, mình sẽ phải check (tra cứu) trên hệ thống của hãng, hoặc trên một số trang web chuyên check date (tra cứu ngày sản xuất, hạn sử dụng) sản phẩm từ Nhật…”. Thế nhưng, chính nhân viên tư vấn bán hàng sau một hồi loay hoay, lúng túng với khoảng thời gian rất lâu mới tìm được hạn sử dụng trên hệ thống web của nhà sản xuất.

Đặc điểm chung của cả ba hệ thống mang thương hiệu: Pink house, Beauty Garden, Mint Cosmetics là đều bày bán công khai các mặt hàng mỹ phẩm “xách tay”, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, những sản phẩm có dấu hiệu hàng nhập lậu, hàng gian lận thương mại, gian lận thuế. Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì những hệ thống trên vẫn tồn tại và thậm chí còn rất phát triển?

Theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa và Nghị định 43/2017/NĐ-CP nêu rõ: “Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng Tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện nội dung bắt buộc bằng tiếng việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc”.

Việc sản phẩm nhập khẩu phải có tem nhãn phụ bằng tiếng việt trong luật quy định đã rõ. Mục đích nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng kiểm soát, phân biệt được hàng hóa nhập lậu. Trên nhãn phụ phải chứa đựng đầy đủ thông tin, hướng dẫn sử dụng, thành phần công thức đầy đủ, tên tổ chức sản xuất, nước sản xuất, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường, định lượng thể hiện bằng khối lượng tịnh hoặc thể tích, số lô sản xuất, ngày sản xuất… Tuy nhiên rất nhiều sản phẩm được bày bán tại các cửa hàng này không có tem nhãn phụ Tiếng Việt.

Khi cố tình vi phạm các quy định này, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa nhập khẩu có thể phải chịu mức phạt đến 80 triệu đồng tùy thuộc vào giá trị hàng hóa vi phạm heo quy định tại Điều 26 Nghị Định số 80/2013/NĐ-CP.

Hàng nhập lậu bao gồm:

- Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường.

- Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan

- Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn

- Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng. Như vậy hàng mỹ phẩm xách tay được coi là hàng nhập lậu theo quy định tại Điểm D, Khoản 7, Điều 3 của Nghị Định 185/2013/NĐ-CP.

Còn lại: 1000 ký tự
Đắk Lắk: Thu giữ, tiêu hủy số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk ban hành quyết định xử phạt 04 hộ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, với tổng mức phạt 124 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Honda và Yamaha

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra, phát hiện xử phạt các hộ kinh doanh phụ tùng xe máy giả mạo nhãn hiệu Honda và nhãn hiệu Yamaha, với tổng số tiền là 24.000.000 đồng.

Xem chi tiết
Thanh Hóa: Triệt phá dây sản xuất, buôn bán hàng chục nghìn sản phẩm chống đột quỵ giả

(CHG) Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an TP Thanh Hóa vừa triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả qui mô lớn. Đã cung ứng ra thị trường hơn 20.000 hộp viên, với giá trị tương đương khoảng 50 tỉ đồng.

Xem chi tiết
Quảng Nam: Tịch thu số lượng lớn hàng hóa nhập lậu đang trên đường đi tiêu thụ

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam kiểm tra phương tiện xe ô tô tải, phát hiện số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, với tổng trị hàng hóa vi phạm là 43.940.000 đồng.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt một doanh nghiệp vi phạm kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra, phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh có hành vi vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, với số tiền xử phạt 30.000.000 đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3