Kỳ 1: Xử lý nghiêm các hành vi phát tán tin giả


(CHG) Tin giả (fake news) ngày càng tràn lan trên mạng xã hội với những mức độ nguy hiểm và hậu quả nghiêm trọng. Tình trạng này cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để xử phạt nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Ảnh minh họa

Tin giả đang diễn biến ngày càng phức tạp

Thực tế, những thông tin sai lệch thường có xu hướng lan truyền nhanh hơn tin thật. Đây là một thách thức đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mạng xã hội (Facebook, Google, Zalo…) trở thành nền tảng lan truyền tin giả phổ biến nhất. Tin giả xuất hiện trên mọi lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…

Qua nhiều vụ việc đăng thông tin giả, đưa thông tin không được kiểm chứng lên mạng xã hội, việc đăng loại thông tin này đều dựa trên mục đích của đối tượng. Cụ thể, có đối tượng tung ra nhằm thu hút sự quan tâm của người đọc, tăng lượt theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội, thuận lợi cho việc bán hàng online.

Có trường hợp đối tượng đăng tải, chia sẻ các thông tin sai lệch, chưa được kiểm chứng do thiếu hiểu biết pháp luật, nhận thức không đầy đủ..., chỉ đến khi bị cơ quan chức năng triệu tập làm việc mới nhận ra hành vi sai trái. 

Nhiều trường hợp là do các đối tượng tung ra với mục đích xấu, gây hoang mang dư luận, chống phá Đảng, Nhà nước... 

Điển hình như một số thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc cá nhân đứng đầu một tập đoàn lớn tại Việt Nam bị cấm xuất cảnh, gây hoang mang, rúng động dư luận xã hội. Ngay sau đó, đại diện Bộ Công an phải lên tiếng khẳng định những thông tin trên là không chính xác. Đồng thời, Bộ Công an đã xác minh, làm rõ, chuyển hồ sơ vụ việc sang Sở Thông tin và Truyền thông để xử lý. 

Ngày 14/4/2021, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự, đối với Đ.N.Q (sinh năm 1980, nơi ở phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội; nghề nghiệp lao động tự do).

Đ.N.Q đã có hành vi đăng tải các thông tin không đúng sự thật trên mạng xã hội Facebook có hàm ý một số cá nhân là đại diện của các công ty đang niêm yết trên sàn chứng khoán sắp bị bắt, xử lý hình sự, gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán, làm thiệt hại về kinh tế, uy tín của tổ chức, cá nhân và nhà đầu tư.

Đây không phải lần đầu tiên tin giả về cá nhân, doanh nghiệp xuất hiện trên mạng xã hội. Trước đó, nhiều thông tin không chính xác, tin đồn thất thiệt đã được lan truyền trên mạng xã hội gây hoang mang dư luận, dẫn đến nhiều thiệt hại nghiêm trọng đối với doanh nghiệp, thị trường,... 

Tháng 1/2022, Công an tỉnh Lâm Đồng đã xử phạt vi phạm hành chính 7,5 triệu đồng đối với bà L.T.M.D (huyện Đam Rông, Lâm Đồng) về hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội. 

Bà L.T.M.D là giám đốc một công ty trên địa bàn huyện Đam Rông. Do không bảo đảm các điều kiện theo quy định nên hồ sơ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào công ty của bà D. không được cơ quan chức năng xét duyệt. 

Sau khi nhận văn bản trả lời kết quả xét duyệt, bà D. đã chụp ảnh văn bản này và đăng lên fanpage “D.L.V” cùng bài viết có nội dung: “Công an tỉnh Lâm Đồng có chính sách không chào đón người nước ngoài đầu tư và Đam Rông”. Đây là hành vi đăng tải thông tin gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đầu tư địa phương, ảnh hưởng tới uy tín của Công an tỉnh Lâm Đồng.

Việt Nam đang thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh và mạng xã hội vào loại cao trên thế giới. Thời gian sử dụng điện thoại và mạng xã hội khoảng 2-3 tiếng/ngày. Do đó, dẫn đến việc tiếp nhận thông tin chủ yếu thụ động từ mạng xã hội.

Theo Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử ông Lưu Đình Phúc, tin giả làm xói mòn niềm tin xã hội, tạo ra những nghi ngờ có thể làm rạn nứt một tổ chức, gây hoang mang trong xã hội, thiệt hại không thể đo đếm được. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng vi phạm trên các nền tảng số xuyên biên giới, chủ yếu là do người sử dụng cho rằng khi cung cấp, phát tán thông tin trên các nền tảng mạng xã hội của nước ngoài khó bị phát hiện danh tính, không sợ bị xử lý, nên tự do phát ngôn.

Hành vi phát tán tin giả bị bị xử lý như thế nào?

Từ đầu năm đến nay, Cục phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã đẩy mạnh, tăng cường quản lý các mạng xã hội cung cấp xuyên biên giới Việt Nam, đã làm việc với 4 doanh nghiệp lớn như Facebook, Google, TikTok, Apple nhằm ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm trên nền tảng này cung cấp.

Bên cạnh đó, Cục cũng thành lập Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) để nhận thông tin, xác minh, công bố tin giả trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệ cho người sử dụng internet, mạng xã hội và blog các nhân.

Đối với các cơ quan báo chí, chủ động tìm hiểu, xác minh tin đồn được cho là tin giả từ các cơ quan chức năng để kịp thời xử lý thông tin chính xác, công bố/ phản bác tin giả khi có kết quả xác minh.

Cục cũng tăng cường khuyến khích, đẩy mạnh những thông tin phù hợp với người Việt trên mạng. Qua đó góp phần phát triển tri thức và hạn chế việc bị lợi dụng để vi phạm pháp luật hoặc truy cập vào nội dung thông tin không lành mạnh, thông tin vu khống, sai sự thật.

Thống kê của Trung tâm xử lý tin giả, đến nay đã tiếp nhận và xử lý 4.363 tin phản ánh, thẩm định, gắn nhãn và công bố 50 tin giả. Yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới gỡ bỏ trên 3.120 tin, bài có nội dung xấu độc, link giả mạo. Quá trình xử lý tin giả, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử đã thiết lập mạng lưới xử lý tin giả toàn quốc, với hơn 100 đầu mối thuộc các bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương.

Mới đây, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử đã ký kết các biên bản ghi nhớ với các Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đồng Nai, Hải Phòng để tăng cường phối hợp tiếp nhận phản ánh về tin giả, tin sai sự thật trên mạng. Song song đó là thẩm định, kết luận về tính chính xác của nội dung thông tin được đăng tải, chia sẻ trên mạng, gắn nhãn, công bố tin giả, tin sai sự thật và cung cấp thông tin chính xác trên cổng thông tin Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (www.tingia.gov.vn).

Các bên cũng sẽ phối hợp xử lý giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử phạt vi phạm đối với hành vi đăng tải, chia sẻ tin giả, tin sai sự thật trên mạng. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân và những vấn đề phát sinh sẽ trao đổi làm rõ, báo cáo cấp có thẩm quyên xem xét quyết định.

Tùy theo nội dung, tính chất, mức độ nguy hiểm và hậu quả nghiêm trọng mà hành vi đăng tin giả có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật hiện hành.

Căn cứ điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc.

Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn.

Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm; cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin có nội dung bị cấm; cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu.

Nghị định cũng quy định mức phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

Nghị định cũng quy định biện pháp khắc phục hậu quả, buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện các hành vi vi phạm nêu trên.

Như vậy, Chính phủ đã có đầy đủ cơ sở pháp lý để xử phạt các hành vi phát tán tin giả trên không gian mạng, nhất là mạng xã hội. Việc còn lại là người dùng có đủ ý thức, kiến thức để tham gia mạng xã hội một cách văn minh, thực hiện đúng pháp luật Việt Nam thì còn phải chờ xem các cơ quan quản lý Nhà nước tham gia công tác phòng chống tin giả, tin sai sự thật như thế nào.

(Còn tiếp)

Còn lại: 1000 ký tự
Đồng Nai: Phát hiện hơn 16 ngàn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Ngày 14/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4 thuộc Cục QLTT tỉnh Đồng Nai cho biết đang thu giữ 16 ngàn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ vừa được phát hiện của một cơ sở kinh doanh và báo cáo trình Cục QLTT tỉnh xử lý theo quy định.

Xem chi tiết
Ninh Thuận: Tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp

(CHG) Ngày 14/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận cho biết đang tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp để tiếp tục xử lý theo quy định.

Xem chi tiết
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC- BỘ Y TẾ: Yêu cầu thu hồi lô sản phẩm Rebirth Anti-Wrinkle Eye Gel With Vitamin E- Hộp 1 tuýp 30g…

(CHG) Ngày 13/9/2024, Văn phòng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết vừa ban hành văn bản yêu cầu đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Đội Quản lý thị trường số 2 xử phạt các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ “rao” bán trên mạng xã hội

(CHG) Hiện nay hoạt động mua bán hàng hóa trên nền tảng mạng xã hội đang diễn ra rất phổ biến trên cả nước và có khả năng tìm ẩn nhiều rủi ro gây thiệt hại cho người tiêu dùng mua phải hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ thông qua hình thức mua bán này

Xem chi tiết
Phát hiện việc thuốc CEFUROXIM 500mg nghi bị làm giả tại Thành phố Hồ Chí Minh

(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.

Xem chi tiết
2
2
2
3