(CHG) Tình trạng vận chuyển trái phép xăng dầu qua biên giới và trên các vùng biển ngày càng gia tăng, với nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp. Để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu qua biên giới, tại Kế hoạch 92/KH-BCĐ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã yêu cầu Ban chỉ đạo 389 các tỉnh quyết liệt ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với hoạt động buôn lậu xăng dầu.
Ngăn chặn vận chuyển trái phép xăng dầu qua biên giới và trên biển.
Buôn lậu xăng dầu ngày càng tinh vi
Lợi dụng chênh lệch cung/cầu trong nước để trục lợi xuyên biên giới, thời gian qua đã nổi lên các hoạt động của một số đối tượng buôn lậu xăng dầu dọc tuyến biên giới Việt – Lào.
Điển hình là những khu vực tại tuyến đường ở xã Hương Hóa (huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) khu vực giáp ranh huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh) được nhiều lái xe địa phương khác đi qua, để đến Cửa khẩu quốc tế Cha Lo rồi sang Lào. Tại đây, những chiếc xe đầu kéo vận chuyển khoáng sản qua biên giới đã được các đối tượng buôn lậu xăng dầu sử dụng làm phương tiện vận chuyển lậu xăng dầu
Được biết, trung bình mỗi ngày tại cửa khẩu quốc tế Cha Lo có khoảng 150-200 lượt xe tải được thông quan từ 7h-19h. Những thủ đoạn vận chuyển xăng dầu qua biên giới, thường được sử dụng là các lái xe chia thùng nước làm mát trên nóc xe có vách ngăn, để bên trên chứa nước như bình thường, nhưng phía dưới để chứa dầu nhằm “qua mặt” lực lượng chức năng.
Cách thứ hai là lái xe vận chuyển dầu theo bình nhiên liệu hiện có của xe. Theo đó, gần 200 lít dầu được bơm đầy vào thùng nhiên liệu trước khi xe qua bên Lào. Sau khi xe qua biên giới, phần nhiên liệu trong xe sẽ được hút ra, chỉ để lại lượng dầu vừa đủ trở về Việt Nam. “Tích tiểu thành đại”, mỗi ngày đã có hàng nghìn lít xăng, dầu được vận chuyển trái phép qua biên giới.
Đáng báo động là nạn buôn lậu xăng dầu trên các vùng biển ngày càng tăng, nhất là thời điểm giá xăng dầu tăng cao.
Nổi cộm đối với hoạt động buôn lậu xăng dầu là tại vùng biển Tây Nam. Điểm đặc biệt là khu vực này có số lượng tàu cá lớn nhất cả nước - với khoảng 16.000 phương tiện đang hoạt động - nên nhu cầu xăng dầu phục vụ cho các tàu cá khai thác thủy sản khá cao. Với sự chênh lệch giá nhiên liệu nhập lậu với giá xăng dầu do Nhà nước quả lý, vùng biển Tây Nam trở thành khu vực “nóng” về buôn lậu xăng dầu.
Thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay, lực lượng Cảnh sát biển đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 33 vụ với 111 đối tượng, thu giữ khoảng 3 triệu lít dầu DO, trên 100.000 lít xăng, trên 100.000 kg dầu FO. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính và giá trị tang vật xử lý, bàn giao các lực lượng, ước tính 70 tỷ đồng.
Điển hình là vụ tổ công tác của Cục Nghiệp vụ và pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã bắt giữ tàu đang vận chuyển khoảng 100.000 lít dầu DO.
Theo đó, tại khu vực biển cách Đông Nam Côn Đảo khoảng 100 hải lý, khi đang làm công tác kiểm soát, tổ công tác của Cục Nghiệp vụ và pháp luật đã bắt giữ tàu TG-93998-TS do ông Trần Văn Pho, trú tại Mỹ Tho, Tiền Giang làm thuyền trưởng.
Thời điểm kiểm tra trên tàu có 4 tuyền viên, tất cả đều không xuất trình được bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn. Qua kiểm tra, lực lượng Cảnh sát biển phát hiện trên tàu đang vận chuyển khoảng 100.000 lít dầu DO, giá trị ước tính khoảng 2,5 tỷ đồng. Theo lời khai của thuyền trưởng, toàn bộ số dầu DO trên tàu không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc.
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu trên biển có thể chia thành 3 nhóm đối tượng: Các chủ tàu cá mua xăng dầu từ tàu nước ngoài với giá rẻ, rồi bán ngay cho các tàu cá khác; Các chủ tàu, doanh nghiệp tư nhân mua xăng dầu từ các tàu vận tải, rồi bán cho những tàu cá hoặc đại lý xăng dầu trên bờ; Các tàu cá thay vì mua xăng dầu từ đất liền, thì mua ngay của các tàu chở xăng dầu trên biển.
Để đánh lạc hướng điều tra của lực lượng chức năng, các đối tượng buôn lậu xăng dầu đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi như: Cải hoán tàu cá thành tàu chở xăng dầu, ngụy trang dụng cụ trên tàu thành tàu đánh cá để che đậy việc mua bán trái phép xăng dầu… Đặc biệt, nhiều đối tượng còn sử dụng nền tảng thương mại điện tử trong các giao dịch, áp dụng công nghệ cao vào hoạt động buôn lậu, như lắp đặt các thiết bị hiện đại trên tàu để giám sát phương tiện của lực lượng chức năng.
Để che dấu hoạt động buôn lậu, hoạt động mua bán xăng dầu trên biển đều thông qua trung gian, hoạt động theo mô hình khép kín. Việc giao nhận xăng dầu diễn ra trên biển, nhưng việc giao nhận tiền lại thực hiện khá tinh vi, bài bản, người nhận tiền là người địa phương khác và chỉ sử dụng sim rác để liên lạc…
Do hoạt động vận chuyển và giao nhận xăng dầu lậu chủ yếu diễn ra vào ban đêm để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, do đó công tác đấu tranh với tội phạm buôn lậu xăng dầu trên biển gặp rất nhiều khó khăn. Các đối tượng thường lợi dụng thời tiết xấu, sóng to, gió lớn hoặc thời điểm không có hoạt động tuần tra, kiểm soát của lực lượng thực thi pháp luật để tập kết, sang mạn, vận chuyển hàng lậu.
Cơi nới thùng xăng gắn dưới gầm rơ móc để qua biên giới. Ảnh: VTV.
Cần nghiêm khắc xử phạt buôn lậu xăng dầu
Trước thực trạng trên, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển cho biết, để nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, lực lượng Cảnh sát biển cần đa dạng các hình thức tuyên truyền, vận động, kể cả trên các tàu thuyền của ngư dân đang đánh bắt xa bờ.
Đại tá Vũ Trung Kiên, Phó Tư lệnh Pháp luật Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển cho biết, tại Điều 9, Luật Cảnh sát biển đã quy định rõ khi thực thi nhiệm vụ, lực lượng Cảnh sát biển có quyền tuần tra, kiểm tra, kiểm soát người, tàu thuyền, hàng hóa, hành lý trong vùng biển Việt Nam theo quy định của Luật Cảnh sát biển và quy định khác của pháp luật có liên quan… Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự theo quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.
Về những biện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm trên biển, đại diện Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển cũng cho rằng, qua thực tiễn vừa qua, việc ban hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam đã tạo hành lang, cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển.
Song hiện nay, hoạt động thực thi pháp luật trên biển còn được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác, như: Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Vì vậy, để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động của Cảnh sát biển, cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các văn bản pháp luật về biện pháp công tác, thẩm quyền điều tra hình sự, xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển nhằm phát huy tốt vai trò nòng cốt trong thực thi pháp luật trên biển.
Các lực lượng chức năng vào cuộc kiểm soát tình trạng buôn lậu xăng dầu trên biển.
Mới đây, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng Hải quan tăng cường công tác thu thập thông tin, nắm chắc tình hình trong địa bàn hoạt động hải quan; giám sát, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hành lý, phương tiện xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển.
Ban Chỉ đạo 389 Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng nắm tình hình, trao đổi, chia sẻ thông tin, thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát trên các tuyến biên giới, vùng biển để phát hiện, xử lý kịp thời hành vi xuất nhập cảnh trái phép, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, không để hình thành các kho, bãi tập kết, điểm chứa hàng lậu ở khu vực biên giới.
Ban Chỉ đạo 389 Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng Cảnh sát biển tuần tra, kiểm soát, phát hiện, đấu tranh, xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân lợi dụng hoạt động xuất nhập khẩu, tạm nhập – tái xuất, quá cảnh, vận chuyển hàng hóa để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các vùng biển của Việt Nam, tập trung vào các mặt hàng trọng điểm như xăng dầu, khoáng sản, đường cát, hàng tiêu dùng…
Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công an chỉ đạo lực lượng Công an toàn quốc tăng cường công tác nắm tình hình, xây dựng kế hoạch đấu tranh, triệt phá các đường dây buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là đối với các loại mặt hàng xăng dầu, khoáng sản, thép, linh kiện điện tử, gỗ và sản phẩm từ gỗ, dược phẩm, thực phẩm chức năng, rượu, bia, thuốc lá, đường cát, phân bón…
Ban chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin, xây dựng phương án, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời, hiệu quả hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, không để phát sinh điểm nóng, kho, bãi, điểm tập kết, trung chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ… trên địa bàn quản lý; xử lý kịp thời, công khai, nghiêm minh những tập thể, cá nhân tiếp tay, bao che, bảo kế hoạch tham gia hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Với sự chỉ đạo sát sao của Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giảthông qua Kế hoạch 92/KH-BCĐ389, các cơ quan chức năng các cấp tại tỉnh sẽ tiến hành mạnh tay hơn trong việc kiểm tra, kiểm soát và nghiêm khắc xử phạt buôn lậu xăng dầu đang diễn biến phức tạp những tháng cuối năm.
(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…
Xem chi tiết(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.
Xem chi tiết(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết