Gần đây nhất, chiều 30/12, Công an TP Đà Lạt phát hiện gần 1 tấn thực phẩm sấy khô (mứt) các loại đang được lưu trữ trong kho của gia đình bà N.T.C.T (ngụ đường Nguyễn Công Trứ, TP Đà Lạt). Làm việc với cơ quan chức năng, chủ cơ sở kinh doanh này không xuất trình được các giấy tờ hợp pháp về số hàng trên. Theo ông T, gần 1 tấn mứt này được ông nhập về, đóng thành từng gói nhỏ để cung cấp ra thị trường Tết 2022.
Trước đó, ngày 29/12, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế Công an TP Đà Lạt đã kiểm tra bãi tập kết hàng hóa trên đường Hùng Vương (phường 11, TP Đà Lạt) phát hiện 1 xe ôtô do tài xế T.N.P (trú tại Nam Hồ, phường 11, TP Đà Lạt) điều khiển đang dừng để bốc dỡ hàng hóa. Kiểm tra, trên xe chở khoảng 1 tấn hàng hóa bánh kẹo có dán mác nhãn chữ nước ngoài. Tài xế P. không xuất trình được hoá đơn chứng từ của số hàng hóa này. Tài xế P. cho biết, anh vận chuyển số hàng hóa trên từ TP Hà Nội vào TP Đà Lạt và các huyện lân cân để tiêu thụ.
Với quyết tâm không để các loại thực phẩm kém chất lượng, không hợp pháp tuồn ra thị trường trong dịp Tết Nguyên đán 2022, thực hiện chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, thời gian qua Công an các đơn vị, địa phương của tỉnh Lâm Đồng đã tăng cường bám sát cơ sở, đẩy mạnh kiểm tra hoạt động kinh doanh, buôn bán để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán 2022.
Trước đó, ngày 30/12, Công an huyện Đức Trọng cũng đã kiểm tra cơ sở kinh doanh của gia đình ông Đỗ Duy Địch (SN 1971, ngụ đường Nguyễn Khuyến, thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng), phát hiện, thu giữ một lượng lớn giả đặc sản Đà Lạt không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng hết hạn sử dụng. Trong đó có 485kg các loại mứt, củ sấy khô, 24kg mứt hoa quả, 93 lít nước hoa quả các loại đã hết hạn sử dụng, 250kg hạt bí trên vỏ bao bì thể hiện ngày sản xuất là 1/1/2022… Ngoài ra, cơ quan Công an còn tạm giữ 2 máy đóng date, 2 máy ép màng, 3 dấu đóng date, 97kg bao bì, tem nhãn của cơ sở kinh doanh bánh kẹo này.
Bước đầu, cơ quan chức năng xác định toàn bộ số sản phẩm phục vụ thị trường Tết trên của ông Đỗ Duy Địch không có hóa đơn chứng từ, không nguồn gốc xuất xứ và nhiều sản phẩm đã hết hạn sử dụng. Cơ sở kinh doanh này đang có hành vi thay đổi bao bì, nguồn gốc, nhãn mác, ngày sản xuất… để tung ra thị trường bán dưới mác "đặc sản" sản xuất tại địa phương.
Nguồn: Báo Công An Nhân Dân
LTS: Chiều ngày 23/6, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra một thông điệp quyết liệt và không khoan nhượng: "Tuyên chiến với hàng giả, đấu tranh thường xuyên với tinh thần 'mỗi ngày đều là cao điểm', đặc biệt là quét sạch thuốc giả, thực phẩm giả." Thông điệp ấy không chỉ là một khẩu hiệu chính trị, mà là mệnh lệnh xuất phát từ thực tiễn bức bối, nguy hiểm và đầy nhức nhối của tình trạng hàng giả, thuốc giả, thực phẩm giả đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe nhân dân, làm suy yếu nền kinh tế, phá hoại uy tín của doanh nghiệp chân chính và bào mòn niềm tin vào thể chế quản lý nhà nước.
Xem chi tiết(CHG) UBND TP. Đà Nẵng vừa có các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một doanh nghiệp và một hộ kinh doanh bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Xem chi tiết(CHG) Bộ Công an chính thức công bố danh sách 12 sản phẩm sữa bột bị xác định là hàng giả về chất lượng, đồng thời cho biết đang mở rộng điều tra đối với 72 sản phẩm khác của hai doanh nghiệp trong lĩnh vực dược và thực phẩm dinh dưỡng.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm do vi phạm các quy định về nhãn mác và chất lượng.
Xem chi tiết(CHG) Từ đầu năm đến nay cơ quan chức năng đã triệt phá hàng loạt vụ sản xuất, buôn bán hàng giả quy mô lớn. Điển hình là các vụ làm giả sữa, thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe...
Xem chi tiết