(CHG) Theo thống kế của Cục Quản lý thị trường (QLTT) - Bộ Công thương, mỗi năm lực lượng chức năng phát hiện và xử lý hàng nghìn vụ kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu giả mạo các thương hiệu nổi tiếng. Nhắm vào tâm lý sính hàng ngoại của người Việt, nhất là chị em phụ nữ, các đối tượng kinh doanh hàng giả, hàng “nhái” đã tung ra thị trường đủ loại mỹ phẩm gắn các thương hiệu nổi tiếng để lừa dối người tiêu dùng.
Lộ hàng loạt kho mỹ phẩm cao cấp dởm
Với lời quảng cáo có cánh là “hàng xách tay” từ thị trường châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc đến thị trường châu Âu như Pháp, Thụy sĩ, Anh, Đức... giới kinh doanh hàng giả đã “đánh trúng” tâm lý sính hàng ngoại của chị em. Từ đó một lượng lớn hàng giả được tuồn vào thị trường. Lực lượng quản lý thị trường trên khắp cả nước đã phát hiện và xử lý hàng nghìn vụ hàng giả, hàng nhái các loại mỹ phẩm, nước hoa...
Lọt bẫy hàng giả, hàng nhái vì… "sính ngoại". Ảnh minh họa |
Những ngày lễ lớn như Noel, Tết dương lịch, lễ tình nhân... là thời điểm nhu cầu sử dụng hàng mỹ phẩm xách tay tăng cao. Đây cũng là lúc lực lượng quản lý thị trường nhiều địa phương phải căng mình triệt phá các cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả, dán nhãn thương hiệu nổi tiếng....
Điển hình như tại Hải Dương, Đội quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý Thị trường tỉnh đã triệt phá cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả với quy mô lớn.
Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện gần 2.700 đơn vị sản phẩm (hộp, lọ) thành phẩm; gần 600 đơn vị sản phẩm (gói, lọ) bán thành phẩm; trên 270kg nguyên liệu dạng dung dịch; 24kg tem, phiếu bảo hành; 180kg vỏ bao bì, hộp, chai, lọ các loại cùng một số máy móc như máy khò màng co, máy ép nhiệt, máy bọc màng co nhiệt, dụng cụ chiết rót...
Còn tại Bắc Ninh, Cục Quản lý thị trường tỉnh phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Bắc Ninh, Đoàn kiểm tra liên ngành 389 tỉnh đã tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở xã Phương Liễu, huyện Quế Võ, phát hiện và tạm giữ hơn 5.000 sản phẩm mỹ phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.
Những sản phẩm mỹ phẩm này là nước hoa, son môi, kem mắt, nước hoa hồng… có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu như VERSACE, GUCCI, SANTAL33, THE NOIR 29, DIOR, LELABO, GIORGIO ARMANI, CHANEL, CALVIN KLEIN, YSL, LANCÔME, DOLCE & GABBANA, MOSCHINO... Bên cạnh đó, tại đây còn chứa 550 vỏ lọ thuỷ tinh và 1kg tem, nhãn các loại.
Kho chứa hàng hóa của ông Nguyễn Đức Phú tại khu Hòa Đình, phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh. |
Mới đây, ngày 25/7, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo Đội Quản lý thị trường số 3, và số 1 phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh, Công an TP. Bắc Ninh kiểm tra kho chứa hàng hóa của ông Nguyễn Đức Phú tại khu Hòa Đình, phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh
Tại hiện trường, lực lượng chức năng đã phát hiện các kiện hàng được đóng gói trong những thùng hàng các tông, bên ngoài được bọc lớp bao tải nilon để ngụy trang.
Qua kiểm đếm thực tế tại kho, lực lượng chức năng tạm giữ trên 20 tấn hàng hóa với 76.804 sản phẩm. Trong đó có gần 25.000 sản phẩm là nước hoa mang tên thương hiệu nổi tiếng như: VERSACE, LANCOME, VERSACE, DIOR, GIORGIO, ARMANI, VICTORIA'S SECRET, CHANEL, GUCCI, HUGO BOSS... vẫn còn nguyên đai nguyên kiện mới được chủ cơ sở nhập về.
Số lượng còn lại là kem trang điểm Hiisees, nước hoa xịt phòng Victoria’s secret, sữa rửa mặt Innisfree, kem tẩy da chết Heyxi, kem trắng da V7 Dr.Jart, dầu gội đầu Jiorniee và son Vongee....
Bước đầu, cơ quan chức năng nhận định kho hàng này có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Thời điểm kiểm tra, ông Nguyễn Đức Phú chưa xuất trình được các giấy tờ liên quan chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số hàng. Ông Phú khai, kho hàng này mới được thuê từ đầu năm 2022 để làm nơi lưu trữ hàng hóa.
Cơ quan chức năng đã niêm phong toàn bộ số hàng hóa vi phạm để tiếp tục xác minh, điều tra làm rõ theo quy định của pháp luật.
Bẫy sính hàng ngoại…
Với giới kinh doanh hàng giả, tâm lý sính hàng ngoại, ưa chuộng các sản phẩm mỹ phẩm nước ngoài của nhiều người tiêu dùng trong nước, đã trở thành một “kho báu” khai thác không bao giờ cạn kiệt.
Chính tâm lý sính hàng ngoại, hàng xách tay từ nước ngoài mang thương hiệu nổi tiếng của người tiêu dùng, đã tạo kẽ hở cho tội phạm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh và Luật Bảo vệ người tiêu dùng.
Hành vi sản xuất hàng giả, hàng nhái và quảng cáo không đúng khiến cho khách hàng hiểu sai về thương hiệu và chất lượng sản phẩm, đã trực tiếp vi phạm các quy định trong Luật Cạnh tranh và Luật Bảo vệ người tiêu dùng.
Đặc biệt, từ khi COVID-19 bùng phát, người dân bắt đầu có xu hướng chuyển qua mua hàng trực tuyến – online, làm cho giới buôn bán hàng giả, hàng nhái càng có cơ hội khai thác trên mạng xã hội.
Một số doanh nghiệp hay cá nhân đã lợi dụng thị trường trực tuyến để bán hàng giả, hàng nhái thông qua sự dễ dãi và cả tin của người tiêu dùng, nhất là chị em phụ nữ với tâm lý sính hàng ngoại, tin vào quảng cáo hay truyền miệng chạy theo các hãng nổi tiếng mà nhiều người đã rơi vào bẫy "tiền mất tật mang" trở thành nạn nhân của hoạt động kinh doanh mua bán hàng giả, hành nhái, kém chất lượng.
Việc sính hàng ngoại và hàng hiệu của một số bộ phận giới trẻ là nhu cầu chính đáng khi thích sử dụng hàng tốt, hàng chất lượng cao. Nhưng điều này cũng thể hiện mặt trái của tâm lý thích phô trương, khoe hàng hiệu, chạy theo giá trị ảo.... Đây là tâm lý chưa bao giờ dễ dàng xóa bỏ.
Theo thống kế mới đây của Bộ Công thương, đến nay hàng Việt đã chiếm trên 90% trong các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước. Tại các hệ thống siêu thị nước ngoài ở Việt Nam, tỷ lệ này chiếm từ 60 - 96%.
Đối với kênh bán lẻ tại các chợ, cửa hàng tiện lợi, hàng Việt chiếm trên 60%. Những con số trên là tín hiệu đáng mừng khi hàng Việt ngày càng chiếm được niềm tin của khách hàng do có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và chất lượng không kém hàng ngoại.
Tín hiệu đáng mừng trên càng là động lực cùng thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam để đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, coi trọng thiết kế mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm xây dựng uy tín và thương hiệu Việt, đưa người tiêu dùng đến với giá trị thật của sản phẩm, không bị lừa dối bởi những món hàng giả, hàng nhái những thương hiệu nước ngoài.
Người tiêu dùng cũng cần cảnh giác với những lời quảng cáo mập mờ, quá mức của các cửa hàng, đồng thời phải tự cảnh giác ngay với bản thân mình trước tâm lý sính hàng ngoại, tâm lý ham đồ hiệu giảm giá từ nước ngoài, mà thực chất có thể là hàng giả, hàng nhái để bảo vệ chính sức khoẻ của bản thân và những người xung quanh.
(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…
Xem chi tiết(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.
Xem chi tiết(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết