(CHG) Tổng cục Quản lý thị trường đã làm việc với đoàn công tác thuộc Hiệp hội công nghiệp vòng bi thế giới về công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái và sẽ sẵn sàng phối hợp hai chiều để ngăn chặn, xử lý nghiêm các sản phẩm vi phạm lưu thông trên thị trường.
Toàn cảnh buổi làm việc giữa Tổng cục Quản lý thị trường và Hiệp hội công nghiệp bi thế giới.
Làm việc với đoàn công tác thuộc Hiệp hội Công nghiệp vòng bi thế giới về công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái các sản phẩm vòng bi tại thị trường Việt Nam vừa qua, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh cho biết, tình trạng hàng gia, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn biến phức tạp và luôn thay đổi để đối phó với các lực lượng chức năng. Phương thức lẩn trốn kiểm tra, kiểm soát của các đối tượng ngày càng tinh vi.
Hoạt động thương mại điện tử phát triển cũng trở thành cơ hội để hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra phổ biến và phức tạp hơn. Lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp đấu tranh chống hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn từ năm 2021 - 2025 (kế hoạch số 888). Nhiều vụ việc quy mô lớn, có tính chất nghiêm trọng, liên địa bàn, có yếu tố tội phạm đã được chuyển cơ quan điều tra để truy tố.
Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh cho rằng, sự chủ động của Hiệp hội vòng bi thế giới trong việc trực tiếp gặp gỡ trao đổi với Tổng cục Quản lý thị trường về công tác đấu tranh phòng chống mặt hàng vòng bi vi phạm trên thị trường Việt Nam là rất cần thiết.
Ông Uchida Koichi, Trưởng đoàn công tác thuộc Hiệp hội Công nghiệp vòng bi thế giới thông tin, đối với sản phẩm vòng bi hiện nay đã xuất hiện nhiều sản phẩm giả gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp, hiệp hội; ảnh hưởng tới sự an toàn, tính mạng của người sử dụng bởi mặt hàng này được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm hàng ngày.
Hầu hết, số lượng vòng bi giả tại thị trường Việt Nam đến từ nhập lậu, chính vì vậy, lãnh đạo Tổng cục đề nghị Hiệp hội có thêm các chương trình làm việc với lực lượng chức năng khác ở Việt Nam để có sự kiểm soát chặt từ biên giới.
Lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường khẳng định: “Với khối lượng hàng hóa rất lớn trên thị trường Việt Nam hiện nay mà lực lượng quản lý thị trường giám sát, quản lý, nếu có sự thông tin, cảnh báo từ phía doanh nghiệp đối với mặt hàng vi phạm thì cơ quan thực thi pháp luật có thể nhanh chóng tiến hành kiểm tra và xử lý vi phạm”.
Thời gian tới, Tổng cục Quản lý thị trường sẽ sẵn sàng phối hợp hai chiều để ngăn chặn, xử lý nghiêm các sản phẩm vi phạm lưu thông trên thị trường./.
1
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas
(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết