(CHG) Mới đây, Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan đã Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An để điều tra theo thẩm quyền về vụ án buôn lậu 28m3 gỗ quý xảy ra tại Công ty TNHH MTV A.P.V (địa chỉ Nghệ An).
Trước đó, ngày 11/3/2022, Công ty TNHH MTV A.P.V đăng ký tờ khai tái nhập khẩu toàn bộ hàng đã xuất khẩu (theo tờ khai ngày 10/10/2021), giấy phép CITES số 211837/N/Cites-VN ngày 23/7/2021) tại Chi cục Hải quan Vinh (Cục Hải quan Nghệ An). Hàng hóa được nhập qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh). Trên tờ khai hải quan, doanh nghiệp khai báo hàng hóa gồm: gỗ trắc tròn, gỗ trắc tận dụng gốc cành ngọn chưa qua gia công chế biến, tổng số 1.160 lóng/thanh (tương đương 28.206kg, hay 30.5m3, tổng trị giá 91,5 nghìn USD.
Gỗ lậu trong container hàng nhập khẩu
Nhưng thực tế, qua giám định gỗ của Viện nghiên cứu Công nghiệp Rừng cho thấy hàng hóa nhập khẩu của công ty gồm: gỗ trắc tròn, gỗ trắc hộp, gỗ trắc hình thù phức tạp, tổng số là 289 lóng gỗ, tương đương 26.540 kg, hay 28,03m3. Như vậy, hàng hóa thực nhập không đúng với giấy phép số 211837/N/Cites-VN ngày 23/7/2021 và Bảng kê lâm sản.
Lực lượng chức năng xác định Công ty TNHH MTV A.P.V đã sử dụng chứng từ giả, lập khống thông tin về lóng gỗ tại Bảng kê lâm sản gỗ xuất khẩu thuộc bộ hồ sơ hải quan để xuất khẩu gỗ trái pháp luật.
Ngày 12/8/2022, Cục Điều tra chống buôn lậu đã ra Quyết định số 15/QĐ-ĐTCBL khởi tố vụ án hình sự về tội buôn lậu xảy ra tại tỉnh Nghệ An theo Điều 188 - Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Đồng thời gửi công văn số 940/ĐN-ĐTCBL đến Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 3) đề nghị ra quyết định chuyển vụ án hình sự về tội buôn lậu cho Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An thụ lý, điều tra theo quy định của pháp luật.
Ngày 18/8/2022, Cục Điều tra chống buôn lậu nhận được Quyết định số 3797/QĐ-VKSTC-V3 ngày 15/8/2022 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, chuyển vụ án hình sự số 15/QĐ-ĐTCBL ngày 12/8/2022 do Cục Điều tra chống buôn lậu khởi tố về tội buôn lậu đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An để điều tra theo thẩm quyền.
LTS: Chiều ngày 23/6, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra một thông điệp quyết liệt và không khoan nhượng: "Tuyên chiến với hàng giả, đấu tranh thường xuyên với tinh thần 'mỗi ngày đều là cao điểm', đặc biệt là quét sạch thuốc giả, thực phẩm giả." Thông điệp ấy không chỉ là một khẩu hiệu chính trị, mà là mệnh lệnh xuất phát từ thực tiễn bức bối, nguy hiểm và đầy nhức nhối của tình trạng hàng giả, thuốc giả, thực phẩm giả đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe nhân dân, làm suy yếu nền kinh tế, phá hoại uy tín của doanh nghiệp chân chính và bào mòn niềm tin vào thể chế quản lý nhà nước.
Xem chi tiết(CHG) UBND TP. Đà Nẵng vừa có các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một doanh nghiệp và một hộ kinh doanh bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Xem chi tiết(CHG) Bộ Công an chính thức công bố danh sách 12 sản phẩm sữa bột bị xác định là hàng giả về chất lượng, đồng thời cho biết đang mở rộng điều tra đối với 72 sản phẩm khác của hai doanh nghiệp trong lĩnh vực dược và thực phẩm dinh dưỡng.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm do vi phạm các quy định về nhãn mác và chất lượng.
Xem chi tiết(CHG) Từ đầu năm đến nay cơ quan chức năng đã triệt phá hàng loạt vụ sản xuất, buôn bán hàng giả quy mô lớn. Điển hình là các vụ làm giả sữa, thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe...
Xem chi tiết