(CHG) Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an (ngày 30/12) cho biết, đơn vị vừa triệt phá thành công đường dây sản xuất, mua bán hàng nghìn bằng cấp, giấy tờ giả trên mạng Internet với quy mô toàn quốc, số tiền hưởng lợi trái phép hơn 30 tỷ đồng.
Lực lượng chức năng thu giữ nhiều giấy tờ giả, chứng chỉ giả.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Cục An minh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) phát hiện nhóm đối tượng sản xuất, mua bán văn bằng, chứng chỉ giả trên mạng Internet nên đã tập trung lực lượng đấu tranh, làm rõ vụ việc.
Ngày 29/12, Cục An minh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phối hợp với Công an tỉnh Thanh Hóa huy động lực lượng, phương tiện triển khai đồng loạt 3 tổ công tác kiểm tra, khám xét khẩn cấp 3 địa điểm tại TP. Hồ Chí Minh.
Tổ công tác đã phát hiện và thu giữ tổng cộng 2 máy tính, 20 điện thoại di động, 1.000 con dấu giả, 3.000 tem giả, 6.000 phôi bằng cấp giả, 1.100 bằng cấp giả đã in ấn và nhiều máy móc khác. Lực lượng chức năng đã triệu tập và làm việc với 6 đối tượng có liên quan đến hành vi sản xuất, mua bán văn bằng giả trên không gian mạng.
Theo hồ sơ điều tra, đường dây này hoạt động từ năm 2018, cầm đầu là 2 đối tượng Trần Phúc (sinh năm 1983) và vợ là Nguyễn Thị Tươi (sinh năm 1985, cùng trú phường Phú Hữu, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh).
Hai vợ chồng Phúc đã chỉ đạo các đối tượng gồm Đỗ Đức Tuấn, Nguyễn Trung Thảo, Nguyễn Tấn Tài, Nguyễn Thị Thêm tổ chức sản xuất, mua bán bằng cấp, chứng chỉ giả. Để tiếp cận với khách hàng, các đối tượng đã lập nhiều tài khoản trên mạng xã hội Facebook, Zalo rồi đăng tải nội dung: “Em nhận làm mới và cấp lại các loại chứng minh nhân dân, căn cước, đăng ký xe, cavet, bằng cấp 3, đại học, giấy phép lái xe, xe máy, ô tô B2, C... và tất cả giấy tờ khác”.
Khi khách hàng liên hệ, đối tượng Phúc sẽ lấy thông tin rồi gửi cho Tuấn và Thảo thực hiện sản xuất, in ấn bằng cấp giả theo yêu cầu của khách. Giá của mỗi loại giấy tờ, chứng chỉ dao động từ 2 đến 3 triệu đồng.
Bước đầu, cơ quan công an xác định đường dây này đã sản xuất, in ấn và mua bán hàng nghìn bằng cấp, giấy tờ giả cho khách hàng trên cả nước, số tiền hưởng lợi trái phép lên đến hơn 30 tỷ đồng.
Cục An minh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đang tiếp tục phối hợp với Công an tỉnh Thanh Hóa đấu tranh, mở rộng vụ án, làm rõ hoạt động vi phạm pháp luật của các đối tượng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
0
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas
(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết