Phạt 25 triệu đồng hộ kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ


(CHG) Nhiều sản phẩm mỹ phẩm được bày bán tại cửa hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, một hộ kinh doanh tại Vũ Hựu, TP. Hải Dương bị cơ quan chức năng xử phạt 25 triệu đồng, đồng thời, tạm giữ hàng hóa vi phạm để xử lý theo quy định.

Ngày 5/6, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hải Dương đã ban hành Quyết định xử phạt đối với Hộ kinh doanh N.T.T. do bà N.T.T. làm chủ tại Vũ Hựu, Hải Dương với số tiền 25 triệu đồng; đồng thời, tịch thu 266 sản phẩm mỹ phẩm các loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ có trị giá trên 32 triệu đồng.

Mỹ phẩm thu giữ tại địa điểm kiểm tra.

Trước đó, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, ngày 30/5/2023, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Hải Dương đã tổ chức kiểm tra đối với Hộ kinh doanh N.T.T. do bà N.T.T. làm chủ, qua kiểm tra phát hiện tại cửa hàng ngoài các loại hàng hóa có hóa đơn, chứng từ, giấy tờ theo quy định, có các sản phẩm mỹ phẩm là mặt nạ tế bào gốc Suzhou; xà phòng muối biển; Kem chống nắng Innisfree; dưỡng da tay Lao zhuan; kem dưỡng da tay Vitamin E; dầu gội đầu Weilaiya; sữa tắm Method Body; sữa rửa mặt Hebeheba; xịt chống nắng Sivanna Colors; kem dưỡng da tay Vaseline không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính, tạm giữ hàng hóa vi phạm để xử lý theo quy định.
Liên quan tới mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, mới đây Đội
QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành kiểm tra, thu giữ gần 1.000 đơn vị sản phẩm vi phạm để xử lý theo quy định đối với một cơ sở kinh doanh online, bán hàng hóa nhập lậu trên Facebook.
Cụ thể, theo dõi hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, ngày 16/5 vừa qua, Đội
QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện cá nhân sử dụng Facebook mang tên “Nông Thị Quyên" đăng bán nhiều mặt hàng có dấu hiệu vi phạm.
Tiến hành kiểm tra thực tế địa điểm kinh doanh tại ngõ 15, khối 7, thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, lực lượng chức năng thu giữ gần 1.000 đơn vị sản phẩm là mỹ phẩm, chất tẩy rửa các loại do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ kèm theo.
Đội
QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành kiểm tra, thu giữ gần 1.000 đơn vị sản phẩm vi phạm để xử lý theo quy định đối với một cơ sở kinh doanh online, bán hàng hóa nhập lậu trên Facebook.
Trước đó, ngày 28/4, Cục
QLTT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế và Công an phường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu kiểm tra đột xuất tại địa chỉ số 390A đường Bình Giã, phường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, phát hiện bà Nguyễn Thị Út Mười (sinh năm 1985), hộ khẩu thường trú tại 479/2/18 Trương Công Định, phường 7, TP. Vũng Tàu đang thực hiện livestream buôn bán hàng hóa là mỹ phẩm các loại trên các nền tảng mạng xã hội.
Qua quá trình kiểm tra, Tổ công tác phát hiện 2.151 sản phẩm hàng hóa là mỹ phẩm các loại đều không có hóa đơn, chứng từ kèm theo, không rõ nguồn gốc, xuất xứ./.

Theo quy định, hàng hóa mang từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan và phải đảm bảo hàng hóa có hóa đơn, chứng từ đầy đủ; đồng thời phải đóng các loại thuế, phí theo quy định.
Trường hợp cá nhân, tổ chức kinh doanh bán các sản phẩm hàng hóa nhập lậu (không có hóa đơn, chứng từ) sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 15 Nghị định 98/2020 xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo đó, mức phạt tiền sẽ phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa nhập lậu. Giá trị hàng hóa càng cao thì mức phạt càng lớn. Mức phạt thấp nhất là phạt tiền từ 500.000đ đến 1 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3 triệu đồng.
Mức phạt cao nhất cho hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu là phạt tiền 40 - 50 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.
Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm.

Còn lại: 1000 ký tự
Quảng Nam: Tịch thu số lượng lớn hàng hóa nhập lậu đang trên đường đi tiêu thụ

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam kiểm tra phương tiện xe ô tô tải, phát hiện số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, với tổng trị hàng hóa vi phạm là 43.940.000 đồng.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt một doanh nghiệp vi phạm kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra, phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh có hành vi vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, với số tiền xử phạt 30.000.000 đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Kinh doanh online hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, bị xử phạt trên 100 triệu đồng

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Quyết định xử phạt hành chính đối với hộ kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, với số tiền 102,5 triệu đồng.

Xem chi tiết
Cà Mau: Kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh vàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Thực hiện Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 20/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý vàng. Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau thực hiện kiểm tra phát hiện doanh nghiệp kinh doanh có dấu hiệu vi phạm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu của CHANEL được bảo hộ.

Xem chi tiết
Quảng Ninh: Phát hiện, thu giữ hơn 2.000 sản phẩm thuốc tân dược nhập lậu tại Chợ Trung tâm Móng Cái

Ngày 13 tháng 4 năm 2024, Đội QLTT số 4, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện 2.158 sản phẩm thuốc tân dược nhập lậu tại Chợ Trung tâm Móng Cái.

Xem chi tiết
2
2
2
3