(CHG) Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Dược Khoa (DK Pharma) do sản xuất thuốc nhỏ mắt Tobradico không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu thử vô khuẩn, vi phạm chất lượng mức độ 2.
Mới đây, Cục Quản lý Dược thông tin về việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP Dược Khoa (trụ sở chính tại số 9 Nguyễn Công Trứ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội), người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Trường Giang, Tổng Giám đốc Công ty, đã vi phạm chất lượng trong sản xuất dung dịch nhỏ mắt Tobradico (Tobramycin dưới dạng Tobramycin sulfat) 15mg/5ml), số đăng ký VD-19202-13, số lô 0031022, sản xuất ngày 2/10/2022 và hạn sử dụng đến 2/10/2024.
Cụ thể, Công ty Cổ phần Dược Khoa đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sản xuất thuốc dung dịch nhỏ mắt Tobradico vi phạm chất lượng mức độ 2 theo quy định của pháp luật.
Tổng số tiền xử phạt 70 triệu đồng. Cục Quản lý Dược buộc công ty thu hồi và tiêu hủy toàn bộ lô thuốc nhỏ mắt Tobradico nói trên trong vòng 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định này. Ngoài ra, buộc tiêu hủy toàn bộ lô thuốc dung dịch nhỏ mắt Tobradico (Tobramycin (dưới dạng Tobramycin sulfat) 15mg/5ml), Số GĐKLH: VD-19202-13, Số lô: 0031022, NSX: 02/10/2022, HD: 02/10/2024 vi phạm chất lượng.
Quyết định được giao cho ông Nguyễn Trường Giang là người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần Dược Khoa chấp hành Quyết định xử phạt. Nếu quá thời hạn mà Công ty Cổ phần Dược khoa không tự nguyện chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Quyết định số 268/QĐ-XPH của Cục Quản lý Dược đối với Công ty Cổ phần Dược Khoa (DK Pharma).
Trước đó, vào tháng 2/2023, Cục Quản lý Dược đã ra thông báo thu hồi toàn quốc lô dung dịch nhỏ mắt Tobradico nêu trên, do không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu vô khuẩn, dung dịch nhỏ mắt Tobradico vi phạm chất lượng mức độ 2.
Ngoài yêu cầu thu hồi, Cục Quản lý Dược cũng chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố và y tế các ngành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thu hồi lô thuốc không đạt chất lượng nêu trên, công bố thông tin về quyết định thu hồi thuốc trên trang thông tin điện tử của Sở, kiểm tra và giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này; xử lý những đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần nâng cao nhận thức về dược phẩm “thuốc”, luôn khám bệnh và nhận tư vấn, kê đơn của bác sĩ; chọn mua thuốc ở những cơ sở lớn, có tên tuổi, địa chỉ tin cậy; xem kỹ thời hạn sử dụng ghi trên sản phẩm; ghi nhớ thông tin về những loại dược phẩm “thuốc” đã bị làm giả, hàng kém chất lượng do cơ quan quản lý dược công bố để tránh “tiền mất tật mang”./.
0
Mệnh lệnh không khoan nhượng trước “giặc nội xâm” từ người đứng đầu Chính phủ
LTS: Chiều ngày 23/6, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra một thông điệp quyết liệt và không khoan nhượng: "Tuyên chiến với hàng giả, đấu tranh thường xuyên với tinh thần 'mỗi ngày đều là cao điểm', đặc biệt là quét sạch thuốc giả, thực phẩm giả."
Thông điệp ấy không chỉ là một khẩu hiệu chính trị, mà là mệnh lệnh xuất phát từ thực tiễn bức bối, nguy hiểm và đầy nhức nhối của tình trạng hàng giả, thuốc giả, thực phẩm giả đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe nhân dân, làm suy yếu nền kinh tế, phá hoại uy tín của doanh nghiệp chân chính và bào mòn niềm tin vào thể chế quản lý nhà nước.
Xem chi tiết