(CHG) Do nhu cầu của người dân về mặt hàng quần áo rằn ri mặc đi lao động, bà Vũ Thị Nguyệt (Đăk Hà, Kon Tum) đã nhập số lượng lớn mặt hàng này về tiêu thụ. Đáng chú ý, khi lực lượng chức năng kiểm tra, bà Nguyệt không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của 1.000 bộ quần áo rằn ri.
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum vừa tiến hành kiểm tra, phát hiện kho quần áo nhập lậu lớn của một hộ dân ở thị trấn Đăk Hà, với 1.000 bộ quần áo rằn ri cũ, mang nhãn hiệu nước ngoài, không chứng minh được xuất xứ hàng hóa.
Cụ thể, chiều tối 1/6, Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Kon Tum phối hợp với Công an huyện Đăk Hà và Ủy ban nhân dân thị trấn Đăk Hà kiểm tra cửa hàng chuyên kinh doanh quần áo của hộ chị Vũ Thị Nguyệt ở số 183 đường Hùng Vương, thị trấn Đăk Hà.
Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện 1.000 bộ quần áo cũ đã qua sử dụng, mang nhãn hiệu nước ngoài không có chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa. Tất cả quần áo trên là trang phục rằn ri giống quân tư trang quân đội nước ngoài dùng.
Tại thời điểm kiểm tra, các trang phục trên được bày bán công khai, chất đầy nền nhà, treo trên tường. Đội QLTT số 2 đã lập biên bản vi phạm hành chính trong sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ.
Quần áo rằn ri được công khai chất đống trên nền nhà để bán cho khách hàng
Đăk Hà là địa phương có diện tích cà phê lớn nhất tỉnh Kon Tum. Cửa hàng quần áo của bà Vũ Thị Nguyệt là một trong những đại lý chuyên về quần áo rằn ri lớn nhất tỉnh. Các trang phục này thường được người dân mua về để mặc khi lao động.
Liên quan tới hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, mới đây, Đội QLTT số 2, Cục QLTT Hòa Bình đã phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Hoà Bình kiểm tra Công ty TNHH XNK & TM - địa chỉ xã Săm Khoè, huyện Mai Châu.
Kết quả kiểm tra cho thấy, công ty này kinh doanh hàng hóa thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định; Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 2 đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty với tổng số tiền xử phạt là 57.000.000 đồng, buộc tiêu hủy 150kg bánh quẩy không rõ nguồn gốc, xuất xứ theo quy định.
Tại Nghệ An, chiều ngày 1/6, Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An) phối hợp với Công an TP. Vinh (Công an tỉnh Nghệ An) kiểm tra cửa hàng kinh doanh linh kiện, phụ kiện điện thoại do ông Nguyễn Xuân Lâm làm chủ, có địa chỉ tại LK04 đường Nguyễn Đức Cảnh, phường Hưng Bình, TP. Vinh.
Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã phát hiện cửa hàng kinh doanh nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ gồm 1.900 miếng dán cường lực điện thoại, 200 màn hình điện thoại di động, 210 mặt kính điện thoại và 850 ốp điện thoại các loại. Tại thời điểm kiểm tra, số hàng hóa nêu trên không có hóa đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Nguyễn Xuân Lâm đã bị xử phạt hành chính 12,5 triệu đồng hành vi kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, đồng thời tịch thu toàn bộ số hàng vi phạm trị giá 31,2 triệu đồng.
Căn cứ theo quy định mà pháp luật đề ra thì việc mua bán, vận chuyển hàng hóa không được diễn ra một cách tùy tiện mà được quản lý, kiểm soát chặt chẽ từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của các loại hàng hóa. Theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP, mức phạt với việc kinh doanh hàng lậu dựa trên giá trị hàng hóa như sau:
Đặc biệt, có thể phạt tiền gấp 02 lần trong bảng nêu trên đối với: |
(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…
Xem chi tiết(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…
Xem chi tiết(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.
Xem chi tiết(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.
Xem chi tiết