Phát hiện lô hàng trên 11,7 triệu điếu thuốc lá ngoại giả mạo


(CHG) Đội Kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Đội 4) – Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) chủ trì, phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 (Cục Hải quan TP. HCM) vừa phát hiện 01 container hàng quá cảnh chứa đầy thuốc lá điếu nghi vấn vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
 
Hải quan TP. HCM đã phát hiện container chứa nhiều loại thuốc lá giả mạo. Ảnh: Haiquan online.
Lô hàng thuốc lá đóng trong container số: 00LU8155201 thuộc tờ khai vận chuyển số 500389166620 ngày 18/3/2023 phát hiện có 1.173 thùng thuốc lá, gồm 11.730.000 điếu thuốc lá các loại, hiệu MARLBORO (màu đỏ), MARLBORO Gold, ESSE và SEVEN nghi vấn vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Lô hàng này xuất xứ KH (Campuchia), do Công ty TNHH Vận chuyển Hùng Long (MST: 0315689802), địa chỉ: Tầng 12, Tòa nhà Hải Âu, 39B Trường Sơn, P.4, Q.Tân Bình, TP. HCM là người khai/vận chuyển quá cảnh từ Campuchia qua cửa khẩu Xa Mát (Tây Ninh) tới cảng Cát Lái (TP. HCM) để xuất khẩu cho Công ty Shenzhen Peace & Glory mountain international trade co., Itd, Thâm Quyến, Trung Quốc. Công ty xuất khẩu lô hàng này là Chheang Lada Import Export co., Itd, Campuchia.
Theo khai báo hải quan, số hàng hóa trên gồm: 300 thùng nhãn hiệu MARLBORO RED, 220 thùng MARLBORO WHITE, 200 thùng SEVEN STARS 14 MR, 453 thùng ESSE EXPLODE THE BEADS. PTVC: VN-51C15526/70R00773, TOTAL NET WEIGHT: 16422 KGM, HYS số: 721893097130. Trị giá số hàng hóa này là 129.030USD.
Tuy nhiên, trên thực tế, 4 loại thuốc lá trên được kiểm kê trong thùng là: 
1. Thuốc lá nhãn hiệu MARLBORO (màu đỏ) có số lượng 300 thùng (loại 50 cây/thùng) gồm 3.000.000 điếu; trên bao bì cây thuốc thể hiện: Marlboro, Made under authority of Philip Morris Brands Sàri, Neuchâel, Switzerland. Mã số mã vạch trên nhãn: 7622100910107 (mã gạch GS1 của Thụy Sỹ).
2. Thuốc lá nhãn hiệu MARLBORO Gold có số lượng 220 thùng (loại 50 cây/thùng) gồm 2.200.000 điếu, trên bao bì thể hiện: Marlboro gold, Made under authority of Philip Morris Brands Sàri, Neuchâel, Switzerland. Mã số mã vạch trên nhãn: 7622100913320 (mã gạch GS1 của Thụy Sỹ).
3. Thuốc lá nhãn hiệu ESSE có số lượng 453 thùng (loại 50 cây/thùng) gồm 4.530.000 điếu; trên bao bì thể hiện: ESSE CHANGE 4mg, KT&G MADE UNDER AUTHORIRY OF KT&G, KOREA. Mã số mã vạch trên nhãn: 8801116005581 (Mã vạch GS1 của Hàn Quốc).
4. Thuốc lá nhãn hiệu SEVEN có số lượng 200 thùng (loại 50 cây/thùng) gồm 2.000.000 điếu; trên bao bì cây thuốc thể hiện: SevenStars Charcoal Filter 14, 2023.06 K632S11 13017196, JT, dòng chữ tiếng Nhật. Mã số mã vạch: 4902210102009 (Mã vạch GS1 của Nhật Bản).
Tại thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa, Công ty TNHH Vận chuyển Hùng Long không cung cấp được hồ sơ liên quan đến việc ủy quyền xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa là mặt hàng thuốc lá nêu trên của các chủ sở hữu nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam.
Hiện lực lượng chức năng đã lấy các mẫu hàng hóa nêu trên để giám định sở hữu công nghiệp tại Viện Khoa học sở hữu công nghiệp và có công văn thông báo gửi các chủ thể quyền các nhãn hiệu MARLBORO, SEVEN, ESSE./.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3