Phú Thọ: Trung tâm thời trang giày Cường Thủy và shop Thảo Chi bày bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ?


LTS: Thời trang và phụ kiện luôn được coi là hàng hóa tạo nên những làn sóng "hot trend" không chỉ với giới trẻ, mà còn với mọi đối tượng tiêu dùng. Kinh doanh mặt hàng này có thể “hốt bạc” cho các đơn vị, doanh nghiệp. Chính vì điều đó, nhiều gian thương đã lợi dụng vào niềm tin của người tiêu dùng, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa thời trang: quần- áo; giày dép... và các phụ kiện thời trang không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhằm gia tăng giá trị lợi nhuận, thu lợi bất chính.
Điều đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ liên quan tới sức khoẻ người tiêu dùng, cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới các đơn vị sản xuất, kinh doanh chân chính, thậm chí có thể gây thất thu ngân sách thuế của địa phương.
Bài viết liên quan trực tiếp tới hai đơn vị kinh doanh ngành hàng thời trang và phụ kiện thời trang tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ: Trung tâm giày thời trang Cường Thủy và Shop thời trang Thảo Chi. Tại hai đơn vị trên (sau khi phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) khảo sát từ thông tin bàn giao của Quỹ Chống hàng giả), nhận thấy: nhiều sản phẩm có chữ nước ngoài trên nhãn gốc, nhưng không có nhãn phụ tiếng Việt, hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ, hai đơn vị trên kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu không rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ.

“Hàng Hiệu” giá rẻ lên ngôi
Có thể nói, Trung tâm Thời trang giày Cường Thủy (giày Cường Thủy) là một trong những đơn vị kinh doanh chuyên về các sản phẩm giày, dép, túi xách... và phụ kiện thời trang có tiếng tại tỉnh Phú Thọ. Với vị trí đắc địa, nằm trên tuyến phố trung tâm của thành phố Việt Trì, cùng sự đa dạng về mẫu mã, phong phú về sản phẩm, bởi vậy nơi đây luôn tấp nập khách hàng vào ra.

Hàng hóa có vi phạm về ghi nhãn được bày bán công khai tại Trung Tâm thời trang  giày Cường Thủy.

Những tưởng đó là điểm tựa, là bước đà để Trung tâm giày Cường Thủy tạo sức bật, phát triển, nâng tầm thương hiệu và hướng tới vì quyền lợi người tiêu dùng.
Thực tế, trong quá trình khảo sát của phóng viên, tại Trung tâm thời trang giày Cường Thủy la liệt hàng hóa vi phạm pháp luật trong việc ghi nhãn phụ tiếng Việt đối với sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ nước ngoài: giày, túi xách, dép... và một số phụ kiện khác.
Bên cạnh việc sản phẩm thời trang và phụ kiện không có nhãn phụ tiếng Việt, một số sản phẩm thiếu thông tin trong việc ghi nhãn hàng hóa như: thành phần hoặc thành phần định lượng; thông số kỹ thuật; thông tin cảnh báo; hướng dẫn sử dụng và bảo quản... và thương nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm, khiến không ít người tiêu dùng nghi ngờ về nguồn gốc xuất xứ của những sản phẩm trên.
Một điều được cho là “may mắn” đối với người tiêu dùng của thành phố Việt Trì, đến Trung tâm thời trang giày Cường Thủy chắc chắn sẽ mua những chiếc túi xách (nam, nữ), những chiếc ví, những đôi dép, những đôi giày “hàng hiệu”:  Adidas; LOUIS VUITTON; YSL; Gucci; Chanel... với giá rẻ đến giật mình (!)
Trong quá trình đặt lịch trao đổi thông tin, phóng viên có hỏi nhân viên của đơn vị Cường Thủy về nguồn gốc một số sản phẩm “hàng hiệu” đang bày bán tại đây, người này nhắc đi nhắc lại: “Cái đó (hàng hóa được gắn mác các thương hiệu nổi tiếng) là hàng tàu, hàng tàu hết”.
Ngang nhiên kinh doanh hàng hóa vi phạm?
Nếu như đơn vị Cường Thủy nổi tiếng là trung tâm chuyên kinh doanh về các sản phẩm thời trang: giày; dép; túi xách (nam, nữ)... và phụ kiện, thì tại đơn vị kinh doanh Thảo Chi (03 cửa hàng) nằm trên trục đường Nguyễn Tất Thành (đối diện đại học Hùng Vương), lại chuyên kinh doanh về thời trang và phụ kiện dành cho phái nữ: quần, áo; mũ thời trang; kính mắt; giày, dép; túi xách; bông tẩy trang... 

La liệt "hàng hiệu" giá rẻ bày bán tại Trung Tâm giày Cường Thủy. 

Trong quá trình khảo sát, nhận thấy trên nhãn gốc của nhiều sản phẩm hàng hóa là quần- áo; phụ kiện thời trang bày bán tại đây có chữ tượng hình (giống chữ Trung Quốc), thế nhưng hoàn toàn không có nhãn phụ tiếng Việt, không có chứng nhận hợp quy bắt buộc trên nhãn hàng hóa (đối với sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu bông, vải, sợi). Nhiều sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ độc quyền tại Việt Nam: Gucci, Chanel, Zara, Adidas... Điều đó không chỉ gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc chọn mua hàng hóa, mà còn thể hiện việc “bất tuân” các quy định pháp luật của đơn vị này.

Phóng viên Tạp chí điện tử kỹ thuật chống hàng giả và Gian lận thương mại đặt lịch trao đổi thông tin với Trung tâm giày Cường Thủy Tuy nhiên, sau hơn 30 ngày phía trung tâm này vẫn không phản hồi thông tin. 

Chị Đ.M.T, một khách hàng mua của đơn vị kinh doanh Thảo Chi chia sẻ: “Tôi rất băn khoăn về nguồn gốc xuất xứ, thông tin về chất lượng hàng hóa, tiêu chuẩn an toàn của sản phẩm... giá thành các sản phẩm ở đây khá rẻ, có lẽ vì thế người tiêu dùng đến đây mua nhiều. Nhiều sản phẩm có dấu hiệu “râu ông nọ, cắm cằm bà kia”- sản phẩm là túi xách, giày- dép, bông tẩy trang... trên nhãn hàng hóa lại ghi là quần áo. Nói thật, tôi chỉ xem thôi chứ không mua. Tôi có cảm giác hàng hóa tại đây giống như các tiểu thương bán ở vỉa hè, chợ dân sinh hoặc chợ sinh viên. Họ đưa vào cửa hàng, cửa hiệu lớn, sang trọng... chỉ để nâng tầm sản phẩm lên thôi”.

Cũng như Trung tâm giày Cường Thủy, tại Hệ thống kinh doanh mang thương hiệu Thảo Chi bày bán nhiều sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ độc quyền tại Việt Nam. 

Sản phẩm thời trang vi phạm về việc ghi nhãn hàng hóa, có dấu hiệu là không rõ nguồn gốc xuất xứ, dấu hiệu hàng nhập lậu được đơn vị Thảo Chi công khai bày bán. 

Có thể thấy, ngoài những dấu hiệu vi phạm mà phóng viên đã phân tích ở trên, một điều rất cần phía cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ khẩn trương xác minh: liệu đơn vị này có đang kinh doanh hàng hóa giả mạo về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Bởi vì, căn cứ theo thông tin người tiêu dùng cung cấp, cũng như khảo sát thực tế, rất nhiều hàng hóa tại đây có nhãn gốc là chữ nước ngoài (chữ tượng hình), thế nhưng trên nhãn gốc của sản phẩm lại thể hiện về nguồn gốc xuất xứ là hàng Việt Nam (?)
Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ có đang trên “nóng”, dưới “lạnh”?
Nhằm truyền tải những ý kiến, những thắc mắc của người tiêu dùng, cũng như đăng tải thông tin khách quan, đồng thời đưa ra những ý kiến, những quan điểm của cơ quan thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm về chất lượng..., ngày 25/6/2024, phóng viên có buổi trao đổi với ông Phạm Quang Hiền, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ, với nội dung trao đổi thông tin về hàng tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ.

Tại buổi trao đổi, phóng viên có cung cấp nội dung thông tin (có hình ảnh cụ thể của từng đơn vị) về các dấu hiệu vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng(trong đó có đơn vị Cường Thủy và Thảo Nhi). Ông Phạm Quang Hiền, phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ cho biết: “Chúng tôi sẽ cho thẩm tra xác minh, kiểm tra và xử lý vụ việc” (nếu có vi phạm).
Những tưởng phía Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ phải thật sự rốt ráo trong việc thẩm tra, xác minh, kiểm tra, xử lý vụ việc, thế nhưng sau hơn 20 ngày (16/7/2024) đại diện phía Cục Quản lý thị trường cho biết: Vẫn chưa có được kết quả thẩm tra, xác minh, kiểm tra, xử lý bất kỳ đơn vị nào. Chỉ đến khi ngày 17/7/2024, phía Tạp chí điện tử CHG có bài viết: “Tràn lan “hàng hiệu” giá rẻ bủa vây thành phố Việt Trì”, phía Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ có công văn phúc đáp số: 119/QLTTPT-TTPC, do ông Phạm Quang Hiền ký ngày 18/7/2024. Nội dung công văn có nêu: “Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ đã chuyển thông tin phản ánh đến các Đội Quản lý thị trường trực thuộc thông qua các văn bản số 171, 172, 173, 174, 175,176/QLTTTPT-TTPC ngày 26/6/2024...
Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ yêu cầu các Đội tiếp tục tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, xác minh thông tin tại các cơ sở được phản ánh. Nếu phát hiện yêu cầu xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Kết quả xác minh xử lý vi phạm tổng hợp gửi về Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ ... trước ngày 30/7/2024 để tổng hợp, báo cáo”.
Đấu tranh với vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu và gian lận thương mại... là nhiệm vụ cấp bách, cần thực hiện một cách khẩn trương, nghiêm túc. Bởi vậy rất mong Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ khẩn trương hơn nữa, nghiêm túc hơn nữa, tránh việc “rút dây, động rừng” trong công tác kiểm tra, xử lý những sai phạm của các đơn vị trên.

Trao đổi với phóng viên về việc một số nguy cơ có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng ẩn chứa trong các sản phẩm thời trang có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, ông Nguyễn Đức Lợi, chủ tịch Quỹ Chống hàng giả nêu quan điểm: “Trong những sản phẩm thời trang như: quần, áo, tất, mũ... không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể những loại chứa hợp chất Aronmatic (thuộc nhóm aronmatic amin thơm), sử dụng trong công đoạn nhuộm quần áo, có thể dễ dàng thâm nhập vào quần áo, gây kích ứng da, mẩn ngứa, viêm nhiễm và có thể gây ung thư. Hợp chất này đã bị cấm từ lâu. 
Có loại quần, áo chứa độc chất formol được phun vào quần áo, vải để diệt khuẩn khi tiếp xúc vào cơ thể (đặc biệt là trẻ em) ở nồng độ thấp có thể gây dị ứng, mẩn ngứa với người mẫn cảm, gây phồng rộp giác mạc, kích ứng mũi họng gây chảy nước mắt, hắt xì. Nếu quần áo chứa lượng formol nồng độ cao có thể gây cảm giác buồn nôn, khó thở rất nguy hiểm”.
Bên cạnh đó, theo tìm hiểu của phóng viên, hàng năm bệnh viện Da liễu T.Ư tiếp nhận nhiều bệnh nhân, trong đó không ít bệnh nhân đến khám và điều trị (cả trẻ em và người lớn) với các hiện tượng mẩn ngứa, dị ứng do sử dụng quần áo kém chất lượng. Đa số các ca dị ứng này là do các thành phần có trong quần, áo như thuốc nhuộm, nylon, các móc khóa có niken. Với quần áo có màu sắc lòe loẹt, thuốc nhuộm không đảm bảo, nhiều phụ kiện, nylon đều có khả năng gây dị ứng lớn…”.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3