(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình đã tiến hành giám sát tiêu huỷ hơn 1500 sản phẩm thời trang giả mạo các nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam. Tổng trị giá tang vật vi phạm bị tiêu hủy hơn 56 triệu đồng.
Thông tin Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình cho biết, ngày 26/4/2024, tại trụ sở Đội QLTT số 5 đã tổ chức thực hiện việc giám sát tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính gồm 1.300 cái mũ lưỡi trai và mũ rộng vành giả mạo các nhãn hiệu: adidas, Mlb, Balenciaga, Puma... và 240 đôi dép giả mạo các nhãn hiệu: Nike, adidas, Louis Vuitton đang được bảo hộ tại Việt Nam. Tổng trị giá tang vật vi phạm bị tiêu hủy hơn 56 triệu đồng.
Ông Vũ Thái Bình đang thực hiện tiêu huỷ tang vật vi phạm.
Việc tiêu hủy do ông Vũ Thái Bình và ông Vũ Duy Chinh - là các cá nhân vi phạm thực hiện, dưới sự giám sát chặt chẽ của lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình.
Hình thức tiêu hủy đối với toàn bộ tang vật nêu trên là sử dụng kéo cắt vụn các yếu tố giả mạo nhãn hiệu được in, thêu trực tiếp trên sản phẩm, đảm bảo sản phẩm không thể tái sử dụng. Sau khi thực hiện xong việc tiêu hủy, số phế liệu trên được thu gom để bỏ vào thùng rác nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.
Trước đó, vào ngày 29/3/2024, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình tiến hành khám phương tiện vận tải đối với xe ô tải biển kiểm soát số 50H-234.54 do ông Vũ Thái Bình (có địa chỉ tại tiểu khu Phú Mỹ, thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội) điều khiển, phát hiện 1300 cái mũ lưỡi trai rộng vành và mũ rộng vành không rõ nguồn gốc, xuất xứ có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu: Aadidas, Balenciaga, Mlb, Gucci, Puma, Chanel,…đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Tiếp đó, ngày 05/4/2024, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình tiến hành khám phương tiện vận tải đối với xe ô tô tải biển kiểm soát số 29H-705.72 do ông Vũ Duy Chinh (có địa chỉ tại Thôn Nghĩa Lập, xã Châu Can, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội) điều khiển.
Kết quả phát hiện các tang vật vi phạm trong đó có 240 đôi dép không rõ nguồn gốc, xuất xứ có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu adidas, Nike, Louis Vuitton đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Ông Vũ Duy Chinh thực hiện việc tiêu huỷ tang vật vi phạm.
Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình đã thiết lập hồ sơ vụ việc, tạm giữ toàn bộ tang vật vi phạm; tiến hành thẩm tra, xác minh và ban hành Quyết định xử phạt đối với 02 trường hợp trên về hành vi vận chuyển hàng hóa giả mạo nhãn hiệu với hình thức xử phạt chính là phạt tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Buộc tiêu huỷ đối với hàng hoá giả mạo nhãn hiệu nêu trên.
LTS: Chiều ngày 23/6, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra một thông điệp quyết liệt và không khoan nhượng: "Tuyên chiến với hàng giả, đấu tranh thường xuyên với tinh thần 'mỗi ngày đều là cao điểm', đặc biệt là quét sạch thuốc giả, thực phẩm giả." Thông điệp ấy không chỉ là một khẩu hiệu chính trị, mà là mệnh lệnh xuất phát từ thực tiễn bức bối, nguy hiểm và đầy nhức nhối của tình trạng hàng giả, thuốc giả, thực phẩm giả đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe nhân dân, làm suy yếu nền kinh tế, phá hoại uy tín của doanh nghiệp chân chính và bào mòn niềm tin vào thể chế quản lý nhà nước.
Xem chi tiết(CHG) UBND TP. Đà Nẵng vừa có các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một doanh nghiệp và một hộ kinh doanh bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Xem chi tiết(CHG) Bộ Công an chính thức công bố danh sách 12 sản phẩm sữa bột bị xác định là hàng giả về chất lượng, đồng thời cho biết đang mở rộng điều tra đối với 72 sản phẩm khác của hai doanh nghiệp trong lĩnh vực dược và thực phẩm dinh dưỡng.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm do vi phạm các quy định về nhãn mác và chất lượng.
Xem chi tiết(CHG) Từ đầu năm đến nay cơ quan chức năng đã triệt phá hàng loạt vụ sản xuất, buôn bán hàng giả quy mô lớn. Điển hình là các vụ làm giả sữa, thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe...
Xem chi tiết