Quảng Bình: Tiêu hủy hơn 45.000 sản phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, trị giá hơn 2,4 tỷ đồng


(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình tiến hành tiêu hủy tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu gồm các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu với số lượng lớn, tổng trị giá hơn 2,4 tỷ đồng.

Ngày 30/11/2023, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình đã tiến hành thực hiện tiêu hủy tài sản là tang vật bị vi phạm hành chính bị tịch thu gồm các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu lưu thông trái phép trên thị trường bị tịch thu và tiêu hủy gồm: đồ chơi trẻ em, mỹ phẩm các loại, thuốc, thực phẩm chức năng, thực phẩm các loại, rượu, bia, thuốc lá, sản phẩm thời trang… với tổng số lượng hơn 45.000 sản phẩm.

Lực lượng chức năng tiêu hủy hơn 45.000 sản phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc trị giá hơn 2,4 tỷ đồng.Lực lượng chức năng tiến hành tiêu hủy hơn 45.000 sản phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc trị giá hơn 2,4 tỷ đồng.

Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình tiến hành tiêu hủy hàng hóa bằng cách dùng xe ủi cán vỡ nát, làm mất hoàn toàn công dụng.
Riêng đối với các sản phẩm thời trang, vải, thuốc lá… tiến hành rạch bao đựng các sản phẩm, sau đó đổ xuống hố đã được đào sẵn và lấp kín miệng hố theo đúng quy trình. Quá trình tiêu hủy được đại diện Hội đồng tiêu hủy của tỉnh giám sát chặt chẽ theo quy định, bảo đảm vệ sinh môi trường.
Thời điểm cuối năm 2023 và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi.
Trong thời gian đến, Cục Quản lý thị trường Quảng Bình tiếp tục mở đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường, tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các đường dây, ổ nhóm buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả và gian lận thương mại trong tỉnh và vận chuyển hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc qua địa bàn, kiểm soát tốt thị trường hàng hóa và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng.

Còn lại: 1000 ký tự
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
Trà Vinh: Xử phạt hơn 70 triệu đồng kinh doanh buôn bán vàng trang sức không công bố tiêu chuẩn theo quy định.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Trà Vinh thực hiện kiểm tra, phát hiện doanh nghiệp buôn bán vàng trang sức, không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định, không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xử phạt với số tiền hơn 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt gần 95 triệu đồng vi phạm kinh doanh phân bón giả.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền gần 95 triệu đồng, với các hành vi vi phạm là không niêm yết giá, buôn bán phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng và có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Xem chi tiết
Bắc Ninh: Tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt điện nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 40 triệu đồng và tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt điện nhập lậu tại Cơ sở sản xuất, kinh doanh quạt điện của ông T.Đ.T.

Xem chi tiết
2
2
2
3