Quảng Trị: Liên tiếp bắt giữ hơn 600 kg nội tạng động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ


(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị trong 2 ngày ngày 17 và 21/5/2024 liên tiếp phát hiện, bắt giữ hơn 600 kg nội tạng động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Thông tin Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Trị cho biết, vào lúc 08 giờ ngày 21/5/2024, Đội QLTT số 2 phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế La Lay - Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị dừng, khám phương tiện xe khách mang biển số đăng ký 75B - 021xx do ông N.Đ.T (có địa chỉ: Xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế), điều khiển đang vận chuyển 350 kg nội tạng động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Lực lượng chức năng kiể tra toàn bộ số hàng hóa trên phương tiện xe ô tô vận tải 75B - 021xx của ông N.Đ.T.

Ông N.Đ.T là người điều khiển phương tiện là chủ sở hữu của toàn bộ số hàng hóa nêu trên và không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp đồng thời khai nhận số nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, xuất xứ nêu trên được ông mua của một số chủ hàng không rõ danh tính tại tỉnh Thừa Thiên Huế để vận chuyển qua Lào tiêu thụ.
Trước đó, ngày 17/5/2024, Đội QLTT số 2 phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị dừng, khám phương tiện xe máy mang biển số đăng ký 74H1-254.83 đang vận chuyển 03 bao tải dứa bên trong chứa 300 kg nội tạng động vật là gan, phổi lợn, do bà Hồ Thị Hà là người điều khiển phương tiện nhận chủ sở hữu của toàn bộ số hàng hóa nêu trên và không xuất trình được hóa đơn, chứng từ đi kèm.
Lực lượng chức năng đã tiến hành tạm giữ toàn bộ 02 vụ trên với số lượng 650 kg nội tạng động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, để xử lý theo quy định của pháp luật.

Lực lượng chức năng khám phương tiện xe máy mang biển số đăng ký 74H1-254.83 đang vận chuyển 03 bao tải dứa bên trong chứa 300 kg nội tạng động vật là gan, phổi lợn, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Để kiểm tra kiểm soát tốt an toàn thực phẩm, trong thời gian tới, lực lượng chức năng tiếp tục thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
Song song với công tác kiểm tra, tuyên truyền, khuyến cáo người dân không tiêu thụ thực phẩm không an toàn vệ sinh, không rõ nguồn gốc xuất xứ; tích cực cung cấp thông tin về những đối tượng chuyên mua bán, vận chuyển những loại hàng hóa vi phạm về An toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ quan chức năng để kiểm tra, xử lý, ngăn chặn kịp thời, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Người tiêu dùng cần lựa chọn địa chỉ bán hàng uy tín để tránh mua phải các loại nội tạng động vật nói riêng, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng hóa nhập lậu không đảm bảo chất lượng.

Còn lại: 1000 ký tự
Siết chặt quản lý để ngăn chặn thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

(CHG) Từ đầu năm đến nay cơ quan chức năng đã triệt phá hàng loạt vụ sản xuất, buôn bán hàng giả quy mô lớn. Điển hình là các vụ làm giả sữa, thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe...

Xem chi tiết
Ngăn chặn hàng giả: Cuộc chiến cần sự chung tay từ cộng đồng

(CHG) Dưới đây là bài phỏng vấn giữa Phóng viên Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại với bà Nguyễn Thị Thu Hoài – Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả, về vấn nạn thuốc giả, sữa giả, thực phẩm chức năng giả… đang lan tràn hiện nay

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử lý 01 cơ sở kinh doanh điện thoại, linh kiện điện tử,…

(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…

Xem chi tiết
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
2
2
2
3